Nghiên cứu này thực hiện phân tích thực trạng và đánh giá tác động của đa dạng sinh kế đến thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam dựa trên bộ số liệu điều tra mức sống dân cư 2020. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số liệu đa hợp (Compositional data analysis, CoDA). Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập phi nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong tất cả các vùng miền. Bên cạnh đó, thông qua mô hình hồi qui đa hợp khi tăng 1% thu nhập phi nông nghiệp từ tiền lương (tương ứng, thu nhập phi nông nghiệp từ dịch vụ) có tác động tăng tổng thu nhập hộ gia đình thêm 0,011% (tương ứng, 0,023%). Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình là: tuổi chủ hộ, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, dân tộc, tổng số thành viên hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, bằng cấp chủ hộ, gia đình có sử dụng nước sạch, gia đình có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn, diện tích đất nông nghiệp, khu vực sống của hộ gia đình. Trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển đổi nông nghiệp như hiện nay, tăng cường đa dạng hóa sinh kế là mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Bài báo trình bày về việc tổ chức dạy học một số kiến thức Chương Âm học – Vật lí 7 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng giúp học sinh hình thành và phát triển một số năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...Dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích nội dung kiến thức Chương Âm học – Vật lí 7, chúng tôi đề xuất một số chủ đề dạy học Chương Âm học – Vật lí 7 theo mô hình lớp học đảo ngược và minh họa cụ thể một chủ đề theo tiến trình tổ chức đã đề ra. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy học sinh có một số biểu hiện cụ thể phù hợp với đánh giá năng lực khoa học tự nhiên.
Bài báo trình bày khái niệm giáo dục STEAM, quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm STEAM và cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong hoạt động trải nghiệm STEAM. Chúng tôi thiết kế hoạt động trải nghiệm STEAM trong dạy học nội dung "Các phép đo" - môn Khoa học tự nhiên lớp 6 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, bao gồm 04 chủ đề STEAM được xây dựng phù hợp với yêu cầu cần đạt của môn Khoa học tự nhiên và đáp ứng được mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy các hoạt động trải nghiệm STEAM đã được xây dựng là khả thi và đáp ứng sự phát triển năng lực giải quyết vấn của học sinh. Đóng góp của bài báo được thể hiện rõ nét trong tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm STEAM và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong hoạt động trải nghiệm STEAM (6 thành tố và 13 chỉ số hành vi). Hạn chế của nghiên cứu là thực nghiệm trên mẫu nhỏ 20 học sinh và thời gian nghiên cứu bị giới hạn trong 5 tháng. Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài, thực nghiệm sư phạm trên mẫu lớn hơn, không gian nghiên cứu rộng hơn và thời gian nhiều hơn.
Hiện nay, đánh giá năng lực đang là xu hướng đánh giá của nền giáo dục trên thế giới. Theo đó, việc xây dựng và chuẩn hóa công cụ đánh giá năng lực đang được các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm. Đối với giáo dục STEM, công cụ đánh giá năng lực STEM chuẩn hóa, phù hợp thực tiễn đóng vai trò quan trọng để định hướng phát triển trong tương lai. Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng và chuẩn hóa được một công cụ đánh giá năng lực STEM của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình học sinh học tập theo định hướng giáo dục STEM. Để đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị của công cụ, quy trình nghiên cứu được thực hiện nghiêm ngặt với ba giai đoạn, gồm: thiết kế câu hỏi, phát triển thang đo, đánh giá thang đo. Kết quả phân tích định lượng cho thấy công cụ có độ tin cậy, độ giá trị và phù hợp để sử dụng đánh giá năng lực STEM của học sinh tại địa phương. Qua đó, bộ công cụ này là phương tiện để học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân hoặc trở thành khung năng lực hỗ trợ giáo viên phát triển các công cụ đánh giá khác trong quá trình học sinh học tập theo định hướng giáo dục STEM.
Bài báo trình bày về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm Chương Chất khí – Vật lí 10 theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng giúp học sinh hình thành và phát triển một số năng lực đặc thù STEM như: năng lực thực hành, năng lực giao tiếp giao tiếp và hợp tác… Dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích nội dung kiến thức Chương Chất khí – Vật lí 10, chúng tôi đề xuất 4 chủ đề hoạt động trải nghiệm Chương Chất khí – Vật lí 10 theo định hướng giáo dục STEM và minh họa cụ thể tiến trình tổ chức của một chủ đề. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy học sinh có biểu hiện cụ thể phù hợp với các đánh giá về tính tích cực và năng lực sáng tạo.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.