Đặt vấn đề: Tiền sản giật là một rối loạn liên quan đến thai kỳ đặc trưng bởi tình trạng tăng huyết áp, đạm niệu và phù. Cystatin C huyết thanh là một dấu hiệu mới để phát hiện sớm tổn thương thận trong bệnh lý tiền sản giật. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị trung bình các chỉ số chức năng thận và đánh giá sự tương quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh và creatinin huyết thanh với một số yếu tố ở thai phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có đối chứng, nghiên cứu trên 2 nhóm thai phụ: Nhóm thai phụ tiền sản giật và nhóm thai phụ khỏe mạnh đến sinh con hoặc nhập viện điều trị bệnh lý tiền sản giật-sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2021-2022. Kết quả: Trung bình tuổi mẹ của nhóm thai phụ khỏe mạnh và tiền sản giật lần lượt là 31,3±6,4; 33,5±6,4 tuổi (p>0,05), tuổi thai của nhóm khỏe mạnh và nhóm tiền sản giật 37,0; 37,1 tuần (p>0,05). Đặc điểm chức năng thận ở 2 nhóm thai phụ khỏe mạnh và tiền sản giật lần lượt: Urê huyết thanh 3,0; 3,0mmol/L (p>0,05), creatinin huyết thanh 50,7±8,9; 54,5±11,4µmol/L (p>0,05), cystatin C huyết thanh 0,85; 1,4mg/L (p<0,01), đạm niệu 24 giờ 221,3±35,3; 799,5mg/24giờ (p<0,01), độ thanh lọc creatinin 24 giờ của nhóm khỏe mạnh và nhóm tiền sản giật 153,0; 162,5±62,0mL/phút (p>0,05). Sự tương quan giữa creatinin huyết thanh, cystatin C huyết thanh với độ thanh lọc creatinin 24 giờ ở nhóm thai phụ tiền sản giật lần lượt là r1=-0,45 (p<0,01); r2=-0,34 (p<0,05). Kết luận: Cystatin C huyết thanh là một dấu hiện gợi ý phát hiện tổn thương thận sớm hơn so với creatinin huyết thanh ở thai phụ tiền sản giật.
Đặt vấn đề: Bệnh COVID-19 đang là vấn đề toàn cầu. Xét nghiệm LDH được quan tâm trong việc phân biệt các bệnh nhân COVID-19 nặng. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định nồng độ LDH trung bình ở một số tình trạng bệnh nặng và tử vong trên bệnh nhân COVID-19; 2. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của xét nghiệm LDH trong việc tiên đoán một số tình trạng bệnh nặng và tử vong trên bệnh nhân COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 120 bệnh nhân COVID-19 từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2021. Kết quả: Nồng độ LDH trung bình ở nhóm bệnh nhân COVID-19 không nặng và nặng lần lượt là 266 ± 118,5 U/L, 384 ± 147,4U/L (p<0,001), ở nhóm bệnh nhân không nhập viện ICU và có nhập viện ICU là 301 ± 125,6U/L và 415 ± 152,8U/L (p<0,001), ở bệnh nhân COVID-19 không có ARDS và có ARDS là 311 ± 131,9U/L và 432 ± 149,2U/L (p<0,001), ở nhóm bệnh nhân không tử vong và tử vong là 311 ± 135U/L và 421 ± 147,6U/L (p<0,001). Xét nghiệm LDH có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 78,7% và 61,3%; 69,1% và 67,7% ;73,8% và 67,9%; 71,7% và 64,9% trong việc tiên đoán bệnh nhân COVID-19 nặng, có nhập viện ICU, có ARDS và tử vong. Kết luận: Nồng độ LDH tăng trên bệnh nhân COVID-19 nặng, có nhập viện ICU, có ARDS và tử vong. Xét nghiệm LDH có giá trị khá tốt trong việc tiên đoán bệnh nhân COVID-19 nặng, có ICU, có ARDS và tử vong.
Đặt vấn đề: Độ lọc cầu thận là chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng thận. Từ các công thức ước đoán Cockroft – Gault, MDRD và CKD – EPI creatinin 2021 lựa chọn công thức tốt nhất để đánh giá thường quy chức năng thận trên nhóm đối tượng người trẻ tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm các chỉ số chức năng thận và công thức ước đoán độ lọc cầu thận của sinh viên Y khoa – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; 2) Xác định mối tương quan độ lọc cầu thận ước đoán với độ thanh thải creatinin 24 giờ theo tuổi giới và các chỉ số nhân trắc của sinh viên Y khoa – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 sinh viên ngành Y khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong độ tuổi từ 18-29, từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 23,3 ± 3,1; nam giới chiếm 47,3%. Độ lọc cầu thận trung bình ở cả hai giới là 119,1 ± 5,9 (mL/phút/1,73m2). Khi phân chia nhóm theo tuổi, giới hoặc các chỉ số nhân trắc công thức CKD – EPI creatinin 2021 có mối tương quan chặt chẽ với độ thanh thải creatinine 24 giờ tốt nhất. Các công thức CKD – EPI creatinin 2021, MDRD và Cockroft – Gault có mối tương quan với độ thanh thải creatinine 24 giờ và có hệ số tương quan lần lượt là 0,819; 0,386; -0,315. Kết luận: Trên nhóm đối tượng người trẻ tuổi để đánh giá thường quy độ lọc cầu thận thì công thức CKD – EPI creatinin 2021 cho kết quả tốt hơn so với các công thức MDRD và Cockroft – Gault.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.