Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc quản lý tương tác thuốc tim mạch – bệnh trên bệnh nhân điều trị nội trú thông qua phối hợp hoạt động dược lâm sàng và hệ thống cảnh báo trên phần mềm kê đơn (HIS), nhằm nâng cao hiệu quả phòng tránh các tương tác thuốc tim mạch - bệnh trên lâm sàng. Phương pháp và kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau dựa trên rà soát dữ liệu kê đơn thuốc nội trú điện tử tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng 8/2021 - 10/2021 và tháng 1/2022 - 3/2022. Kết quả cho thấy bệnh nhân có tương tác thuốc tim mạch – bệnh trong mẫu nghiên cứu đều là bệnh nhân cao tuổi (trước can thiệp là 67,2 ± 14,4 và sau can thiệp là 53,0 ± 8,6) và sử dụng nhiều thuốc (trước can thiệp 7,6 ± 2,0 và sau can thiệp 6,2 ± 1,3). Tổng số tương tác thuốc tim mạch - bệnh trước khi can thiệp là 71 lượt tương tác (1,055%) giảm còn 7 lượt (0,101%) sau can thiệp. Các cặp tương tác còn xuất hiện sau can thiệp là: clopidogrel - loét đường tiêu hóa có kèm chảy máu, lợi tiểu thiazid - suy thận nặng vàaspirin - loét dạ dày/tá tràng không kèm chảy máu. Các cặp tương tác này đã được các dược sĩ lâm sàng trao đổi với bác sĩ điều trị để đồng thuận xử trí. Kết luận: Với mô hình triển khai quản lý tương tác thuốc tim mạch - bệnh thông qua hệ thống cảnh báo trên phần mềm kê đơn (HIS) và hoạt động của dược sĩ đã phòng tránh được các cặp tương tác thuốc tim mạch - bệnh xảy ra trên lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Nghiên cứu mô tả, thuần tập, tiến cứu nhằm phân tích dùng thuốc giảm đau và khảo sát với mức độ đau của BN sau phẫu thuật tại khoa Chấn thương chỉnh hình (CTCH) và Kỹ thuật cao (KTC), bệnh viện đa khoa Xanh pôn. Nghiên cứu thu thập được 73 bệnh nhân (BN) tham gia nghiên cứu. Phẫu thuật chủ yếu là các phẫu thuật mức đặc biệt tập trung vào 3 loại chính là thay khớp háng, kết hợp xương và nội soi (78%). Mức độ giảm đau thể hiện qua điểm đau trung bình giảm từ 7,39 (ngày 1) đến 2,61 (ngày 4). Tuy nhiên, gần 90% BN báo cáo đau ở mức nặng và trung bình trong 2 ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Các nhóm thuốc giảm đau được sử dụng đa dạng bao gồm giảm đau ngoại vi (paracetamol, NSAID), và trung ương (codein, tramadol, morphin). Paracetamol được lựa chọn nhiều nhất trong các phác đồ giảm đau đơn độc hoặc phối hợp. Các thuốc giảm đau trung ương mạnh được dùng phổ biến trong ngày thứ 1 và thứ 2, giảm dần trong các ngày tiếp theo. Ít BN đau nặng được dùng giảm đau trung ương. Về phối hợp thuốc, biện pháp phối hợp 2 thuốc và 3 thuốc giảm đau có tỷ lệ cao nhất. 70,1% BN đau mức độ nặng được lựa chọn phác đồ phối hợp thuốc để giảm đau trong ngày đầu sau phẫu thuật chủ yếu là paracetamol và NSAID. 25% BN đau nặng chỉ dùng đơn độc paracetamol trong ngày đầu sau phẫu thuật. Các thuốc/nhóm thuốc dùng cho giảm đau sau phẫu thuật tại 2 khoa CTCH và KTC bệnh viện Xanh pôn đa dạng, bước đầu đã cho thấy hiệu quả giảm đau trên BN. Tuy nhiên việc đánh giá đau cần thực hiện thường quy để thay đổi phác đồ thích hợp cho BN.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.