Nghiên cứu được thiết kế hồi cứu mô tả với mục tiêu sau: mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) do phế cầu tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020, đồng thời làm rõ đặc tính kháng kháng sinh in vitro của loại vi khuẩn gây bệnh này. Nghiên cứu đã phân tích 208 hồ sơ bệnh án VPCĐ có kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu dương tính với phế cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy VPCĐ do phế cầu ở trẻ em thường gặp ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi, ở trẻ nam hơn trẻ nữ, ở trẻ đến từ vùng ngoại thành nhiều hơn từ vùng nội thành. Bệnh thường gặp vào mùa đông – xuân với các triệu chứng thường gặp là ho, thở nhanh, phổi có ran ẩm, hình ảnh tổn thương Xquang ngực của viêm phế quản phổi. Phế cầu gây VPCĐ còn nhạy cảm cao với một số kháng sinh như amoxicillin/ acid clavulanic, các kháng sinh thuộc nhóm cefalosporin thế hệ 3 và 4, các kháng sinh nhóm carbapenem và nhạy cảm 100% với vancomycin, tuy nhiên đã kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm macrolid, co-trimoxazol và oxacilin phế cầu. So với bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ viêm phổi nặng do phế cầu tại BVTEHP thấp hơn.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khoa Xét nghiệm Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 sinh viên nữ khoa Xét nghiệm Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương từ ngày 2 tháng 11 năm 2021 đến ngày 24 tháng 11 năm 2021. Kết quả: Sinh viên có kiến thức đúng về vắc xin là 62,82%. Sinh viên có thái độ đúng về vắc xin ung thư cổ tử cung là 80,3%, tuy nhiên thực hành đúng tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung lại có kết quả thấp chiếm 39,87%. Kết luận: cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi hơn về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung cho nữ giới, đặc biệt là sinh viên nữ.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét diễn biến tình trạng trẻ sơ sinh non tháng ở sản phụ sinh non tại Khoa Sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 123 sản phụ sinh non tại Khoa Sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả và kết luận: Nhóm tuổi 20 - 35 chiếm tỉ lệ cao nhất 84,6%. Sản phụ sống ở nông thôn chiếm 55,3%. Tuổi thai 34 - < 37 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 62,2%. Có 19,5% trường hợp thiểu ối. Tỷ lệ sản phụ có thiếu máu chiếm 16,3%. Trong số 123 trẻ non tháng sinh ra có 56 trẻ nằm cùng mẹ, 67 trẻ chuyển khoa nhi điều trị, 6 trẻ tử vong sau sinh.Trẻ có trọng lượng sơ sinh từ 1500 - 2499gr chiếm tỷ lệ cao nhất 53,7%. Trong tổng số 67 trẻ chuyển nhi điều trị, suy hô hấp chiếm 35,8%, vàng da chiếm 9,0%. Trẻ mắc kết hợp từ hai bệnh trở lên chiếm tỷ lệ 55,2%
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của hội chứng ngưng thở khi ngủ ở bệnh nhân đột quỵ não. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 29 bệnh nhân đột quỵ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả: Nhóm nam gồm 24 người (82.76%), tuổi trung bình bằng 68.33±9.67. Nhóm nữ gồm 5 người (17.24%), tuổi trung bình: 69.2±7.66. Không có sự khác biệt về trung bình tuổi giữa 2 giới (p=0.52). Trong số 29 bệnh nhân có 2 bệnh nhân nhân có cân nặng bình thường, 7 bệnh nhân thừa cân, 20 bệnh nhân béo phì. Chu vi vòng cổ ≥40 cm gặp ở 20 bệnh nhân. Tăng huyết áp là bệnh lí đồng mắc hay gặp nhất chiếm 82.76%. Trong 29 bệnh nhân, ngưng thở khi ngủ mức độ nhẹ là 10 bệnh nhân, trung bình là 7 bệnh nhân, nặng là 12 bệnh nhân. Ngủ ngáy là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ở nhóm nghiên cứu (26 bệnh nhân, chiếm 89.66%). Không có sự khác biệt về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữa các mức độ ngưng thở khi ngủ. Trong 29 bệnh nhân có 19 bệnh nhân đột quỵ mức độ nhẹ, và 10 bệnh nhân đột quỵ mức độ vừa. Không có sự khác biệt về điểm NIHSS giữa các mức độ ngưng thở khi ngủ. Kết luận: Nên chú ý và sàng lọc những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ như có chỉ số BMI cao, đái tháo đường, tiền sử thường xuyên ngáy to-không đều và cơn ngừng thở được chứng kiến
Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tuổi trung bình ở đối tượng nghiên cứu là 69,05 ± 11,405. Tỷ lệ bệnh nhân nam (79,69%) cao hơn nhiều so với nữ (20,31%). Trong số những yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA, chiếm tỷ lệ đa số là rối loạn lipid máu (87,5%), hút thuốc lá (65,6%) và kém hoạt động thể lực (59,4%), tiền sử đái tháo đường (51,6%), uống rượu bia (46,9%), ăn mặn (53,1%), thừa cân béo phì (53,1%). Có 87,5% bệnh nhân THA có rối loạn lipid máu kèm theo, trong đó tăng cholesterol và triglycerid là hai chỉ số có ý nghĩa thống kê trong mối liên quan với THA. Kết luận: Tất cả bệnh nhân THA trong mẫu nghiên cứu đều có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ tim mạch, trong đó bệnh nhân có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,44%. Số lượng yếu tố nguy cơ càng cao, tỷ lệ xuất hiện các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân THA càng lớn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.