Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá sự biến động về thành phần loài Cladocera và Copepoda trong các ao nuôi tôm nước lợ. Nghiên cứu được thực hiện ở 6 ao tôm gồm 3 ao nuôi tôm sú và 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường nước các ao nuôi tôm như nhiệt độ, pH, độ mặn, TAN, NO3-, PO43-, TN, TP và chlorophyll-a trong giới hạn phù hợp của tôm. Có 34 loài động vật nổi được ghi nhận trong các ao nuôi tôm, trong đó Cladocera (1 loài) và Copepoda (4 loài) chiếm tỉ lệ khá thấp. Mật độ của Copepoda (gồm ấu trùng nauplius) biến động từ 19.112 đến 169.778 cá thể/m³ và Cladocera từ 0 đến 2.650 cá thể/m3. Các loài được xác định gồm Acartia clausi, Apocylops sp., Microsetella norvegica, Schmackeria dubia (Copepoda) và Moina sp. (Cladocera). Schmackeria dubia và ấu trùng nauplius (Copepoda) chiếm ưu thế ở cả các ao tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Năng suất tôm tương quan thuận (p>0,05) với mật độ Copepoda. Sự phát triển của Copepoda góp phần làm tăng năng suất tôm trong ao nuôi.
Đặt vấn đề: Trượt đốt sống là bệnh lý cơ xương khớp rất thường gặp. Phẫu thuật được đặt ra khi trượt đốt sống mức độ nặng, chèn ép thần kinh dữ dội hoặc điều trị nội khoa thất bại. Để đạt được chức năng tốt nhất sau mổ, bệnh nhân cần được phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật, giúp giảm đau, giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng cuộc sống, sớm trở lại công việc. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng sớm đối với bệnh nhân sau phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 64 bệnh nhân trên 18 tuổi phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng lần đầu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. theo dõi tại thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau mổ. Đây là nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng, không có đối chứng. Kết quả: Tập phục hồi chức năng sớm giúp cải thiện về mặt triệu chứng lâm sàng: điểm đau VAS, yếu cơ, tê bì chân, rối loạn trương lực cơ, rối loạn tiểu tiện sau 1 tháng và 3 tháng sau mổ so với thời điểm trước khi tập, có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Cải thiện rõ rệt về mặt chức năng với thang điểm Owestry thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau mổ so với trước khi tập, p<0.05. Kết luận: phục hồi chức năng sớm giúp cải thiện về mặt lâm sàng, cải thiện về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền (YHCT) và tìm hiểu sự khác nhau của một số yếu tố giữa các thể lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân nữ vô sinh có HCBTĐN tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Lưỡi to bệu/có dấu răng 60,8%, rêu trắng 94,1%, mạch trầm 92,2%, mạch sác 27,5%, mạch tế 55,9%, mệt mỏi hoặc hay quên 86,3%, kinh nguyệt không đều 71,6%, kinh nguyệt sau kì 53,9%. Thể thận hư can uất 42,2%, đàm ứ tương kết 26,5%, thận hư huyết ứ 17,6%, tỳ hư đàm thấp 13,7%. Có sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể (BMI) và chu vi vòng bụng giữa các thể lâm sàng, p<0,05. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng theo YHCT ở bệnh nhân vô sinh có HCBTĐN xuất hiện khá phổ biến. Thể tỳ hư đàm thấp và thể đàm ứ tương kết có BMI và chu vi vòng bụng cao hơn thể thận hư huyết ứ và thận hư can uất.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tính đa dạng thành phần loài và mật độ tảo dưới ảnh hưởng của các hoạt động canh tác lúa khác nhau ở xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Mẫu tảo được thu tại 6 điểm với 3 đợt thu ở vùng đất ngập nước canh tác lúa 2 vụ/năm (TV1) và canh tác lúa 3 vụ/năm (TV2). Kết quả đã ghi nhận tổng cộng 95 loài tảo thuộc 6 ngành; trong đó tảo lục 39 loài, tảo mắt và tảo khuê 22 loài, và các ngành tảo còn lại từ 2 đến 6 loài. Thành phần loài và mật độ tảo trung bình qua các đợt khảo sát biến động lần lượt từ 57 đến 86 loài và 271.046±269.014 cá thể (ct)/L đến 655.219±305.233 ct/L. Tổng số loài tảo ở nhóm TV1 có xu hướng cao hơn đợt 2, nhưng mật độ tảo trung bình ở nhóm TV2 cao nhóm TV1. Chỉ số đa dạng Shannon (H’) và Simpson (D) lần lượt từ 1,7 đến 2,5 và 0,7-0,9. Chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) từ 0,4 đến 0,7. Hoạt động canh tác lúa khác nhau đã ảnh hưởng đến thành phần loài và mức độ phong phú của tảo ở vùng nghiên cứu.
Đặt vấn đề: Di chứng sau chấn thương sọ não rất đa dạng và phức tạp, ít nhất 70% bệnh nhân có trải qua tình trạng quên sau chấn thương trong suốt quá trình phục hồi chức năng. Mục tiêu: Đặc điểm tình trạng quên sau chấn thương ở bệnh nhân sau chấn thương sọ não. Đối tương và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 38 bệnh nhân đã được thăm khám, chẩn đoán xác định chấn thương sọ não và điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: 78,2% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có GOS trên 3; có sự liên quan giữa GOS xuất viện và sau 12 tuần, tình trạng mất ý thức và sự thay đổi hành vi, chất lượng cuộc sống và tình trạng quên của bệnh nhân CTSN khi xuất viện và sau 12 tuần; Kết luận: Tình trạng quên sau CTSN có liên quan đến vị trí tổn thương não trên cắt lớp vi tính, điểm GOS xuất viện và sau 12 tuần.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.