Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của bài thuốc “Thái bình HV” lên các chỉ số sinh hóa máu đánh giá chức năng gan, thận và hình ảnh mô bệnh học gan, lách, thận. Phương pháp: Chuột cống trắng được cho uống “Thái bình HV” liều 11,90g/kg/ngày và 35,70g/kg/ngày, hàng ngày trong 30 ngày. Xét nghiệm các chỉ số sinh hoá máu ALT, AST, billlirubin TP, albumin, cholesterol TP, creatinin tại 3 thời điểm: trước uống thuốc, sau 15 ngày và sau 30 ngày uống thuốc. Hình ảnh đại thể và vi thể gan, lách, thận chuột được đánh giá khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh các chỉ số sinh hóa máu giữa các lô với nhau trong cùng thời điểm cũng như trong từng lô giữa các thời điểm đánh giá. Hình ảnh đại thể và mô bệnh học của gan, lách, thận bình thường. Kết luận: Bài thuốc “Thái bình HV” không ảnh hưởng lên chức năng gan, thận và mô bệnh học gan, lách thận ở các mức liều dùng 11,90g/kg/ngày và 35,70g/kg/ngày và thời gian sử dụng 30 ngày trong nghiên cứu thực nghiệm trên chuột cống trắng.
Viêm gan B là bệnh mạn tính hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan tại Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở một số quận/huyện tại khu vực phía Bắc. Đối tượng và phương pháp: Người dân sinh sống tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Binh và thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hòa, Hà Nội, học sinh trường cấp 1, 2 xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổng số 2103 người được sàng lọc viêm gan B ở các độ tuổi khác nhau, phát hiện 114 trường hợp HBsAg dương tính (5,42%). Trong đó, tỷ lệ nam/nữ là (0,63/1), nhóm tuổi mắc chủ yếu là từ 30 đến 50 tuổi. Khi sàng lọc 1021 học sinh trường cấp 1, 2 Quế Võ, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B chỉ chiếm 2,15%. Trong 145 người được định lượng HBsAb, có 35,86% bệnh nhân có nồng độ kháng thể dưới 10UI/ml, 17,93% có nồng độ kháng thể từ 10 - 100UI/ml và 53,79% có nồng độ kháng thể lớn hơn 100UI/ml. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B tại một số khu vực phía Bắc là 5,42%, độ tuổi chuyển dịch sang trung niên và người già.
Đặt vấn đề: Xu hướng sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu hiện nay rất phổ biến, thuốc từ dược liệu ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt các thuốc dùng cho các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu công thức điều chế viên nang khổ qua rừng có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường type 2 là điều cần thiết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao đặt khổ qua rừng cải thiện độ tan trong nước được dùng làm nguyên liệu chính cho viên nang khổ qua rừng, Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng hoạt chất charantin bằng phương pháp HPLC, Xây dựng công thức, quy trình điều chế viên nang khổ qua rừng, xây dựng TCCS và kiểm tra thành phẩm theo TCCS. Kết quả: Đã xây dựng và thẩm định được quy trình định lượng charantin trong viên nang khổ qua rừng. Xây dựng được công thức viên nang khổ qua rừng với các thành phần theo tỷ lệ thích hợp gồm: cao đặc khổ qua rừng cải thiện 55%, calcium silicate 10%, hỗn hợp lactose monohydrat và avicel PH 101 với tỷ lệ 6:4 chiếm 34%, 1% talc. Tiến hành nâng cấp cỡ lô 2000 viên, thực hiện bào chế 3 lô pilot đạt độ ổn định về quy trình bào chế và tiêu chuẩn kiểm nghiệm.
Đặt vấn đề: Pantoprazol thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton H+/K+ - ATPase là giải pháp hiệu quả để điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn sự tiết acid ở đường tiêu hóa, không ổn định trong dịch vị dạ dày [1 - 2]. Nhóm nghiên cứu đã bào chế được vi cầu pantoprazol tan trong ruột [3]. Mục tiêu đề tài: xây dựng và thẩm định quy trình định lượng pantoprazol qua 2 môi trường pH 1.2 và 6.8 là điều cần thiết để định lượng và thử hòa tan. Đối tượng: Các vi cầu pantoprazol được bao bọc bởi alginate và Eudragit L100 được nhóm nghiên cứu bào chế có khả năng chống chịu acid và giải phóng dược chất trong môi trường đệm pH 6.8 [3]. Phương pháp nghiên cứu: xây dựng và thẩm định quy trình định lượng pantoprazol trong vi cầu pantoprazol bằng phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến ở môi trường pH 1.2 với bước sóng hấp thu cực đại là 331 nm và pH 6.8 với bước sóng hấp thu cực đại là 288 nm. Kết quả: Đã xây dựng và thẩm định quy trình định lượng pantoprazol trong vi cầu pH 6,8 và môi trường pH 1.2 đạt yêu cầu thẩm định theo một số chỉ tiêu ICH 2005.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm đông máu của bệnh nhân thiếu yếu tố VII đơn độc tại viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Phương pháp: Mô tả cắt ngang 53 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu yếu tố VII đơn độc. Kết quả:Trong 53 bệnh nhân, nam giới chiếm 45,3%.Trung bình tuổi chẩn đoán là 23,5±18,4 tuổi. Xuất huyết dưới da là triệu chứng hay gặp nhất (35,8%), rong kinh là triệu chứng hay gặp nhất ở phụ nữ, các xuất huyết nghiêm trọng như xuất huyết não, chảy máu dạ dày hiếm gặp với tỉ lệ lần lượt là 3,8% và 9,4%. 19 bệnh nhân (35,8%) không có triệu chứng xuất huyết. Trong tổng số bệnh nhân có 64,2% bệnh nhân mức độ nặng, 13,2% mức độ trung bình, 22,6% mức độ nhẹ. Tất cả bệnh nhân đều có PTs kéo dài với giá trị trung vị là 34,5(s), nồng độ yếu tố VII trung vị là 4%. Kết luận: Thiếu yếu tố VII đơn độc gặp ở cả nam và nữ với tỷ lệ như nhau, xuất huyết dưới da là triệu chứng hay gặp nhất. Có 19 bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng, trong đó có 10 bệnh nhân (52,6%) thiếu yếu tố VII mức độ nặng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.