Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa chức năng thất trái với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 183 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH và 75 bệnh nhân ĐTĐ type 2 không có HCCH tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 2 đến hết tháng 8/2022. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,3 ± 7,8, trong đó nhóm tuổi từ 60 – 69 ở nhóm có hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 74%). Tỷ lệ nữ/nam nhóm có HCCH là 2/1. Nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH, có tình trạng thừa cân và chu vi vòng bụng lớn cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có HCCH (tương ứng tỷ lệ 2,5/1; 8/1), p<0,05. Có mối tương quan thuận giữa chỉ số Tei thất trái, mối tương quan nghịch giữa vận tốc đỉnh sóng E, tỷ lệ E/A với nồng độ Glucose lúc đói (tương ứng r=0,16, p<0,05; r=-0,16, p<0,05; r=-0,16, p<0,01). Vận tốc đỉnh sóng E, chỉ số E/A, thời gian tống máu tương quan nghịch với huyết áp tâm trương (tương ứng p<0,05). Cung lượng tim tương quan tỷ lệ thuận mức độ yếu với huyết áp tâm thu, r=0,26, p<0,001. Chỉ số Tei thất trái tương quan tỷ lệ nghịch mức độ yếu với huyết áp tâm thu, r=-0,17, p<0,05. Thời gian tống máu tương quan tỷ lệ nghịch mức độ yếu với các chỉ số triglycerid, HDL-C, LDL-C (tương ứng r=-0,1, p>0,05; r=-0,26, p<0,01; r=-0,24, p<0,001). Cung lượng tim tương quan thuận mức độ yếu với chu vi vòng bụng (p=0,005) và chỉ số BMI (p<0,05). Khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thấy các chỉ số lipid máu tương quan nghịch với tỷ lệ sóng E/A, thời gian co đồng thể tích, thời gian tống máu, tỷ lệ thuận với thời gian giãn đồng thể tích và chỉ số Tei thất trái. Kết luận: Các yếu tố của hội chứng chuyển hóacó ảnh hưởng đến chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa kích thước thất trái với các yếu tố của hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 183 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH và 75 bệnh nhân ĐTĐ type 2 không có HCCH tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 2 đến hết tháng 8/2022. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 68,3 ± 8,7, trong đó nhóm tuổi từ 60 – 69 ở nhóm có hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (74%). Tỷ lệ nữ/nam nhóm có HCCH là 2/1. Nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH, có tình trạng thừa cân và chu vi vòng bụng lớn cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có HCCH (tương ứng tỷ lệ 2,5/1, 8/1; p<0,05. Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa bề dày thành sau thất trái, chỉ số khối cơ thất trái với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (tương ứng với r=0,20, p<0,001; r=0,23, p<0,005). Khối lượng cơ thất trái tương quan thuận mức độ trung bình với huyết áp tâm thu, r=0,3, p<0,001. Có mối tương quan thuận giữa bề dày thành sau thất trái, khối lượng cơ thất trái với chu vi vòng bụng và chỉ số BMI. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy đường kính thất trái cuối thời kỳ tâm trương, chỉ số khối cơ thất trái tỷ lệ thuận với chỉ số BMI và huyết áp tâm thu. Không thấy sự tương quan giữa chỉ số Glucose máu lúc đói, nồng độ HbA1c, nồng độ lipid máu với kích thước thất trái, p>0,05. Kết luận: Các yếu tố của hội chứng chuyển hóa có ảnh hưởng đến kích thước thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Viêm gan B là bệnh mạn tính hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan tại Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở một số quận/huyện tại khu vực phía Bắc. Đối tượng và phương pháp: Người dân sinh sống tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Binh và thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hòa, Hà Nội, học sinh trường cấp 1, 2 xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổng số 2103 người được sàng lọc viêm gan B ở các độ tuổi khác nhau, phát hiện 114 trường hợp HBsAg dương tính (5,42%). Trong đó, tỷ lệ nam/nữ là (0,63/1), nhóm tuổi mắc chủ yếu là từ 30 đến 50 tuổi. Khi sàng lọc 1021 học sinh trường cấp 1, 2 Quế Võ, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B chỉ chiếm 2,15%. Trong 145 người được định lượng HBsAb, có 35,86% bệnh nhân có nồng độ kháng thể dưới 10UI/ml, 17,93% có nồng độ kháng thể từ 10 - 100UI/ml và 53,79% có nồng độ kháng thể lớn hơn 100UI/ml. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B tại một số khu vực phía Bắc là 5,42%, độ tuổi chuyển dịch sang trung niên và người già.
Vi rút viêm gan B (HBV) không thể được loại bỏ hoàn toàn khỏi các tế bào gan bị nhiễm bệnh do sự tồn tại của liên kết đồng hóa trị khép kín DNA (cccDNA). Các dấu ấn sinh học huyết thanh phản ánh hoạt động nhân lên của vi rút trong cơ thể được sử dụng để thay thế sinh thiết gan. Kháng nguyên liên quan đến lõi của vi rút viêm gan B (HBcrAg) là một dấu ấn sinh học mới có vai trò quan trọng trong bệnh viêm gan B mạn tính (CHB), bởi vì nó tương quan với nồng độ DNA - HBV huyết thanh và cccDNA trong huyết thanh. Trong một số bệnh nhân có nồng độ HBV DNA huyết thanh không phát hiện được hoặc mất HBsAg, HBcrAg vẫn có thể được phát hiện và việc giảm nồng độ HBcrAg có liên quan đáng kể đến kết quả đầy hứa hẹn cho bệnh nhân CHB. HBcrAg có thể dự đoán kết quả điều trị, khả năng chuyển đảo huyết thanh HBeAg, sự đáp ứng kéo dài trước và sau khi ngừng điều trị các thuốc đồng đẳng nucleos(t)ide, khả năng tái hoạt động của HBV, khả năng tái nhiễm HBV sau ghép gan, khả năng tiến triển và tái phát của ung thư tế bào gan (HCC).
TÓM TẮTMục đích: mục đích của nghiên cứu này là để tìm ra các dấu hiệu hình ảnh trên chụp cắt lớp vi tính (CCLVT) có tiêm tương phản để chẩn đoán thiếu máu và/hay hoại tử ruột ở tắc ruột non quai kín, nhằm dự đoán sự cần thiết của cắt bỏ ruột hay bảo tồn.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 33 bệnh nhân với TRNQK được xác định bằng phẫu thuật. Dựa trên những dấuhiệu phẫu thuật, bệnh nhân được chia thành ba nhóm: nhóm hoại tử (n=9), nhóm thiếu máu không có hoại tử (n=12) và nhóm không thiếu máu (n=12). Hai bác sĩ chẩn đoán hình ảnh không biết trước kết quả phẫu thuật xem xét lại phim CCLVT có thuốctương phản bao gồm tái tạo đa mặt phẳng và đánh giá 11 dấu hiệu CLVT.Độ nhạy và độ đặc hiệu của mỗi dẫu hiệu được so sánh giữa ba nhóm, và phân tích hồi quy được thực hiện.Kết quả: giảm tăng quang thành ruột, giảm tăng quang của các tĩnh mạch mạc treo cho thấy độ đặc hiệu cao 92%, 96%và độ nhạy 62% và 78%, tương ứng, để tiên đoán hoại tử ruột trong TRNQK. Dấu hình bia ở nhóm thiếu máu ruột cho độ nhạyvà độ đặc hiệu tương ứng là 83% và 76% so với 22% và 46% ở nhóm hoại tử ruột. Chúng tôi đã đưa các dữ liệu vào phân tíchhồi quy đơn biến và đa biến, tuy nhiên không tìm thấy sự tương quan giữa các dấu hiệu hình ảnh và phẫu thuật. điều này có thể được giải thích do thời gian giữa CCLVT và phẫu thuật đã làm thay đổi tình trạng ruột.Kết luận: Ở những bệnh nhân được khảo sát của chúng tôi, sự giảm bắt thuốc thành ruột và các mạch máu mạc treo tươngứng là một dấu hiệu chỉ điểm tốt cho hoại tử ruột, còn dấu “hình bia” là một yếu tố dự báo về một quai ruột thiếu máu có khảnăng sống được.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.