Mục tiêu: Mô tả tình trạng biến chứng liên quan đến lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ sơ sinh tại khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2022 – 2023. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 150 trẻ sơ sinh nhập viện từ ngày 01/08/2022 đến 23/2/2023 tại khoa Sơ sinh – Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City có đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi tại khoa. Kết quả: 72,7% trẻ nhập viện ngay ngày đầu sau sinh. Tỷ lệ trẻ trai là 67,3% và trẻ gái là 32,7%. Cân nặng trung bình của trẻ khi nhập viện là 3038,8 ±795,0g; Bệnh lý chính của đối tượng nghiên cứu là nhiễm khuẩn sơ sinh (chiếm 64%) và suy hô hấp (chiếm 60%). Số lần lưu kim luồn trung bình là 2,1/bệnh nhi, chủ yếu lưu 2 lần (chiếm 41,6%). Tỷ lệ đường truyền có biến chứng chiếm 20,8%, trong đó thấm mạch/ thoát mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 15,7% (chủ yếu mức độ 1 chiếm 77,6%; mức độ 2 chiếm 18,4 và mức độ 3 chiếm 4,0%; tiếp theo là tỷ lệ biến chứng viêm tĩnh mạch chiếm 3,2% (toàn bộ đều là độ I); biến chứng loét tỳ đè vị trí lưu kim chiếm 1,9% (tất cả là độ 1) và không có đường truyền nào có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Kết luận: Tỷ lệ biến chứng lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ sơ sinh 20,8%. Tỷ lệ biến chứng thấm mạch/ thoát mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 15,7%; tiếp theo là tỷ lệ biến chứng viêm tĩnh mạch chiếm 3,2%; biến chứng loét tỳ đè vị trí lưu kim chiếm 1,9% và không có đường truyền nào có biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
Nghiên cứu tiến hành phân tích kết quả theo dõi nồng độ thuốc trong máu (TDM) của tacrolimus nhằm đảm bảo hiệu quả chống thải ghép và giảm thiểu độc tính trên bệnh nhân sau ghép gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ đáy của tacrolimus (C0). Dữ liệu của 57 bệnh nhân người lớn ghép gan có sử dụng tacrolimus từ năm 2017 đến năm 2021 được thu nhận với giá trị trung bình nồng độ đáy của tacrolimus tại thời điểm 1 tháng đầu sau ghép ghi nhận ít dao động, tuy nhiên có xu hướng giảm dần theo thời gian theo dõi. Tỷ lệ đạt đích C0 theo phạm vi khuyến cáo của Hiệp hội giám sát nồng độ thuốc trong điều trị và độc tính lâm sàng quốc tế (IATDMCT) năm 2019 đạt khoảng 40%. Giá trị biến thiên trong cùng cá thể (IPV) của tacrolimus dao động tương đối lớn, từ 3,5% đến 105,4%. Phân tích hồi quy tuyến tính hỗn hợp ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ đáy (C0) trong giai đoạn nội trú bao gồm liều duy trì (β = 1,894; p <0,001), hematocrit (β = 1,053; p = 0,009) và trong giai đoạn ngoại trú bao gồm liều duy trì (β = 3,930; p <0,001), urê huyết thanh (β = 0,453; p <0,001). Nồng độ đáy C0 của tacrolimus và giá trị IPV trong cùng một cá thể có sự biến thiên lớn không chỉ ở giai đoạn đầu mà còn ở giai đoạn muộn hơn sau ghép cho thấy vai trò quan trọng của việc hiệu chỉnh liều phù hợp trên từng bệnh nhân dựa trên TDM.
Chất lượng nước (CLN) sông Hương được đánh giá sơ bộ qua so sánh các thông số quan trắc với quy định kỹ thuật Việt Nam về CLN mặt. Tiếp theo, CLN sông được đánh giá qua Chỉ số chất lượng nước (WQI). Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) được áp dụng cho dữ liệu CLN sông giai đoạn 2017–2020 để xác định trọng số (wi) của thông số CLN i trong tính toán WQI. Chỉ số chất lượng nước được tính từ cả trọng số và chỉ số phụ (qi). Các thông số được lựa chọn để tính WQI gồm (n = 11): pH, EC (độ dẫn điện), DO, TSS, BOD5, COD, N-NH4+, N-NO3–, P-PO43–, Fe (tổng sắt tan) và TC (tổng coliform). Các thông số đó được quan trắc ở 8–10 vị trí trong 4–5 đợt (tháng 2, 5, 8 và 11). Kết quả cho thấy, 95% các giá trị WQI nằm trong khoảng 90–100, ứng với CLN loại ‘tốt’ và ‘rất tốt’; chỉ 5% các giá trị WQI nằm trong khoảng 49–77 (chủ yếu vào tháng 11/2020), ứng với CLN loại ‘xấu’ đến ‘tốt’. Vào mùa mưa lũ, nồng độ TSS và Fe tăng lên, nồng độ DO giảm, dẫn đến làm giảm WQI. Chất lượng nước sông không khác nhau có ý nghĩa thống kê theo không gian/vị trí quan trắc (p > 0,05) với WQI trung vị 97–100 nhưng khác nhau theo thời gian: năm 2017 và 2019 có WQI trung vị (99) lớn hơn năm 2018 và 2020 (WQI trung vị 97) với p < 0,01.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.