Mục tiêu: Mô tả đặcđiểm bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị nội trú tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021 và nhận xét kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 10/2020 đến 4/2021 trên 409 bệnh nhi đượcchẩn đoán mắc tay chân miệng vào điều trị nội trú tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Độ tuổi của bệnh nhi chủ yếu là dưới 5 tuổi chiếm 97,6%, trong đó nhóm từ 12-<36 tháng chiếm 70,4%; tuổi trung bình là 24,5 ± 14,0 tháng; tỷ lệ trẻ trai/gái =1,5/1. Khi vào viện: 100% trẻ có sốt; 82,6% có loét miệng; 79,0% bệnh nhi có rối loạn tiêu hóa và 65,8% có ban/bóng nước trên da. Các biểu tim mạch, hô hấp, thần kinh gặp với tỷ lệ không cao. Hầu hết bệnh nhi ở thể bệnh là độ 1 và 2a, chiếm 90,3%. Khi vào viện bệnh nhi được chăm sóc theo quy trình, điều trị theo phác đồ nên các triệu chứng giảm dần và gần như hết trước khi ra viện. Thời gian trung bình hết các triệu chứng: nôn, trớ (1,39 ± 0,91 ngày); tiêu chảy (1,84 ± 0,15 ngày); sốt (4,04 ± 1,39 ngày); hồng ban, bóng nước (4,74 ± 1,13 ngày). Biếng ăn là dấu hiệu hết chậm nhất, khi ra viện còn 47,9% bệnh nhi vẫn biếng ăn.Tỷ lệ bội nhiễm trong quá trình nằm viện là 13,4%; trong đó, chủ yếu là viêm phổi chiếm 10,7%. Có 69,9% bệnh nhị khỏi bệnh được ra viện; 25,9% bệnh thuyên giảm bệnh và trẻ được ra viện; không có ca tử vong. Thời gian nằm viện chủ yếu ≤ 7 ngày (84,6%). Kết luận: Bệnh nhi tay chân miệng dưới 5 tuổi chiếm 97,6%; các biểu hiện lâm sàng chính là sốt, loét miệng, rối loạn tiêu hóa và ban/bóng nước trên da; hầu hết bệnh ở mức độ 1 và 2a (90,3%). Các triệu chứng giảm dần trong quá trình chăm sóc và ra viện an toàn, không có ca chuyển tuyến trên hoặc tử vong; ngày nằm viện trung bình 6,32 ± 1,81 ngày.
Mục tiêu: Phân tích nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư đang điều trị tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang được thực hiện trên 203 cha mẹ bệnh nhi để đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho con của họ với bộ câu hỏi phát vấn đánh giá nhu cầu theo 3 cấp độ với 34 tiểu mục nằm trong 5 nội dung chăm sóc giảm nhẹ: Nhu cầu hỗ trợ thể chất; Tâm lý, tinh thần; Giao tiếp, quan hệ; Tài chính, phúc lợi xã hội; Thông tin y tế. Phân tích số liệu trên SPSS 20.0 với bảng biểu mô tả tần số và tỷ lệ các nhu cầu. Kết quả:nhu cầu hỗ trợ thông tin y tế chiếm tỷ lệ cao nhất 91,1%, sau đó là nhu cầu hỗ trợ tâm lý, tinh thần 65,5%, nhu cầu tài chính phúc lợi xã hội chiếm 58%, thấp nhất là nhu cầu giao tiếp quan hệ (28,6%). Kết luận: Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhi ung thư tập trung nhiều vào nội dung hỗ trợ thông tin y tế; tâm lý, tinh thần và hỗ trợ tài chính, phúc lợi xã hội
Mục tiêu: Mô tả tình trạng biến chứng liên quan đến lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ sơ sinh tại khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2022 – 2023. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 150 trẻ sơ sinh nhập viện từ ngày 01/08/2022 đến 23/2/2023 tại khoa Sơ sinh – Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City có đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi tại khoa. Kết quả: 72,7% trẻ nhập viện ngay ngày đầu sau sinh. Tỷ lệ trẻ trai là 67,3% và trẻ gái là 32,7%. Cân nặng trung bình của trẻ khi nhập viện là 3038,8 ±795,0g; Bệnh lý chính của đối tượng nghiên cứu là nhiễm khuẩn sơ sinh (chiếm 64%) và suy hô hấp (chiếm 60%). Số lần lưu kim luồn trung bình là 2,1/bệnh nhi, chủ yếu lưu 2 lần (chiếm 41,6%). Tỷ lệ đường truyền có biến chứng chiếm 20,8%, trong đó thấm mạch/ thoát mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 15,7% (chủ yếu mức độ 1 chiếm 77,6%; mức độ 2 chiếm 18,4 và mức độ 3 chiếm 4,0%; tiếp theo là tỷ lệ biến chứng viêm tĩnh mạch chiếm 3,2% (toàn bộ đều là độ I); biến chứng loét tỳ đè vị trí lưu kim chiếm 1,9% (tất cả là độ 1) và không có đường truyền nào có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Kết luận: Tỷ lệ biến chứng lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ sơ sinh 20,8%. Tỷ lệ biến chứng thấm mạch/ thoát mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 15,7%; tiếp theo là tỷ lệ biến chứng viêm tĩnh mạch chiếm 3,2%; biến chứng loét tỳ đè vị trí lưu kim chiếm 1,9% và không có đường truyền nào có biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh và phân tích một số liên yếu tố liên quan đến việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên năm thứ 6 ngành Y Khoa và Y học Dự Phòng trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang trên 329 sinh viên năm thứ 6 ngành Y Khoa và Y học Dự Phòng của trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ sinh viên năm thứ 6 ngành Y Khoa và Y học Dự Phòng sử dụng đồ ăn nhanh khá cao chiếm 75,4%. Tần suất sử dùng đồ ăn nhanh cũng tương đối nhiều, trong 3 ngày thì có đến 534 lượt sử dụng: Món bánh mì kẹp truyền thống được sinh viên sử dụng nhiều nhất chiếm 34,5%, tỷ lệ sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh vào bữa sáng (37,1%) và bữa trưa (35,8%) là chủ yếu; có tới 76,9% sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh đến khi no hơn là ăn kèm với các loại đồ ăn khác, lý do sử dụng đồ ăn nhanh chủ yếu là tiết kiệm thời gian (51,9%), giá thành rẻ (43,3%), phù hợp khẩu vị (37,8%) và gặp gỡ, tụ tập bạn bè người thân (34,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số lượng cửa hàng ăn nhanh xung quanh nơi ở tới tỷ lệ sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên (p < 0,05).
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng chịu sốc của cá khế vằn giai đoạn giống. Cá con có kích thước ban đầu 2,0 cm và khối lượng 0,18 g/con được thả ngẫu nhiên vào các bể composite (hình trụ tròn) có thể tích 70 L/bể. Bốn mức độ mặn được thử nghiệm gồm 5‰, 15‰, 25‰ và 33‰. Cá được ương với mật độ 2 con/L và cho ăn thức ăn viên với tỷ lệ 5 - 7% BW/ngày, chia làm 4 lần/ngày. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 03 lần lặp trong thời gian 28 ngày. Kết quả cho thấy độ mặn ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu sinh trưởng, hệ số phân đàn, sinh khối, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ sống và khả năng chịu sốc nhiệt độ của cá. Nhìn chung, cá được ương ở độ mặn 25 - 33‰ cho kết quả tốt hơn cá nuôi ở độ mặn 5 - 15‰. Tuy nhiên, cá nuôi ở độ mặn thấp (5 - 15‰) lại chịu sốc nước ngọt tốt hơn cá nuôi ở độ mặn cao (25 - 33‰). Đáng chú ý, độ mặn không ảnh hưởng đến tỷ lệ dị hình của cá. Nghiên cứu cho thấy độ mặn từ 25 - 33‰ là thích hợp để ương cá khế vằn giai đoạn giống.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.