Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng COVID-19 của sinh viên y khoa chính quy năm thứ 3, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 533 sinh viên Y khoa chính quy năm thứ 3 của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Kết quả: Nguồn tiếp nhận thông tin chủ yếu từ Bộ Y tế. Phần lớn sinh viên có kiến thức đúng về chủng vi rút gây bệnh (93,5%), phương thức truyền bệnh (87,2%), thời gian ủ bệnh (75,6%), triệu chứng chính của bệnh (95,7%) và xét nghiệm sàng lọc (86,7%). Về thái độ của sinh viên, hầu hết sinh viên đều có thái độ tích cực về dự phòng COVID-19. Về thực hành, sinh viên đa phần thực hành tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Kết luận: Đa số sinh viên có kiến thức, thái độ, thực hành tốt về dự phòng Covid - 19.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng dinh dưỡng của học sinh trường trung học phổ thông Hồng Lĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang trên 1041 học sinh trường trung học phổ thông Hồng Lĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2021. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm khá cao 10,8% trong đó suy dinh dưỡng mức độ vừa chiếm chủ yếu 9,6%, suy dinh dưỡng mức độ nặng chỉ chiếm tỷ lệ 1,2% trong đó suy dinh dưỡng thấp còi mức độ vừa và nặng ở học sinh nữ (10,4% và 1,4%) cao hơn học sinh nam (8,9 và 1,1%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giữa hai giới (p > 0,05). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của học sinh chiếm 6,9% trong đó học sinh nữ (7,6%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn học sinh nam (6,3%). Tỷ lệ thừa cân của học sinh chiếm 9,6%, béo phì là 1,2% trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh nam (10,0% và 1,7%) cũng cao hơn học sinh nữ (9,2% và 0,6%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 về tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm và tỷ lệ thừa cân, béo phì giữa hai giới.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh của hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh tại địa điểm nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang trên 772 học sinh và 772 phụ huynh học sinh của hai trường tiểu học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của hai trường tiểu học khá cao chiếm 17,9%, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao nhất 8,0%, suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 5,7%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là suy dinh dưỡng thể gầy còm 5,4%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở nữ (18,3%) cao hơn nam (17,5% ), trong đó tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và gày còm ở học sinh nữ (8,6% và 6,3%) cao hơn học sinh nam (7,4% và 4,5%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ 3 thể suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng chung ở nam và nữ với p > 0,05. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp của phụ huynh học sinh với tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh (p < 0,05).
Nguồn nhân lực y tế là yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mô tả thực trạng nguồn nhân lực của cơ sở y tế giúp chỉ ra được những mặt mạnh, yếu về chất lượng nguồn nhân lực để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh và chất lượng đơn vị. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, mô tả đặc điểm nhân lực của trung tâm giai đoạn 2019-2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng cán bộ trung tâm còn thiếu so với quy định của Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV; phần lớn nguồn nhân lực nằm ở khối điều trị (88%); trong khối điều trị, cơ cấu bộ phận khá hợp lý theo quy định (TT 08/2007/TTLT-BYT-BNV); về cơ cấu chuyên môn, tỷ lệ bác sỹ/các chức danh y tế khác còn cao so với quy định (TT 08/2007/TTLT-BYT-BNV). Kết luận: Cần bổ sung nguồn nhân lực cho trung tâm y tế huyện Việt Yên đảm bảo số lượng, chất lượng theo quy định.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh và phân tích một số liên yếu tố liên quan đến việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên năm thứ 6 ngành Y Khoa và Y học Dự Phòng trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang trên 329 sinh viên năm thứ 6 ngành Y Khoa và Y học Dự Phòng của trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ sinh viên năm thứ 6 ngành Y Khoa và Y học Dự Phòng sử dụng đồ ăn nhanh khá cao chiếm 75,4%. Tần suất sử dùng đồ ăn nhanh cũng tương đối nhiều, trong 3 ngày thì có đến 534 lượt sử dụng: Món bánh mì kẹp truyền thống được sinh viên sử dụng nhiều nhất chiếm 34,5%, tỷ lệ sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh vào bữa sáng (37,1%) và bữa trưa (35,8%) là chủ yếu; có tới 76,9% sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh đến khi no hơn là ăn kèm với các loại đồ ăn khác, lý do sử dụng đồ ăn nhanh chủ yếu là tiết kiệm thời gian (51,9%), giá thành rẻ (43,3%), phù hợp khẩu vị (37,8%) và gặp gỡ, tụ tập bạn bè người thân (34,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số lượng cửa hàng ăn nhanh xung quanh nơi ở tới tỷ lệ sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên (p < 0,05).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.