Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội hô hấp bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2017.
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau được thực hiện từ 3/2016 - 7/2017 trên 60 người bệnh được lựa chọn ngẫu nhiên từ toàn bộ người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang được quản lý điều trị tại khoa Nội hô hấp, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi thiết kế sẵn gồm18 câu, mỗi câu có thể có nhiều lựa chọn. Đối tượng có tổng điểm trả lời ≥ 36 điểm thì được coi là đạt kiến thức.
Kết quả: Có 35% ĐTNC biết được nguyên nhân chính gây ra BPTNMT là hút thuốc lá sau can thiệp đạt 100%, có 63,3% ĐTNC có tái khám thường xuyên sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên 93,8%, có 21,7% ĐTNC đưa ra quyết định là phải đi khám lại để bác sỹ quyết định khi thấy tình trạng bệnh nặng lên sau can thiệp tỷ lệ này tăng là 100%. trước can thiệp 33,3% ĐTNC thường xuyên lắc ống thuốc trước khi sử dụng sau can thiệp 100%.
Kết luận:Tỷ lệ kiến thức tự chăm sóc của người bệnh trước can thiệp là 26,7% , tỷ lệ kiến thức tự chăm sóc của người bệnh sau can thiệp là 100%.
This paper shows the process of preparation of an anti-mold product containing α-brom cinnamaldehyde transformed from Vietnam cinnamon oil. The obtained α-brom cinnamaldehyde in the product is confirmed by modern chemical physic methods such as: IR, 1H-NMR, 13C-NMR. 6 strains of mould on military leather shoes are isolated and identified by morphology characters. The obtained product is examined by acceleration test method. The result indicates strong inhibitory effect of α-brominated cinnamaldehyde on the development of the mould destroying military leather shoes.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 198 NB ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2016.
Kết quả: tỉ lệ người bệnh có kiến thức đạt về bệnh và tuân thủ điều trị chiếm 66,7%, tuy vậy vẫn còn đến 33,3% có kiến thức chưa đạt. Tỷ lệ NB tuân thủ chế độ ăn: 58,1%; hoạt động thể lực: 66,7%; thuốc: 69,2% ; kiểm tra đường huyết tại nhà và tái khám định kì: 26,8%. TTĐT cả 4 yếu tố là 5,1%.
Kết luận: Tỉ lệ tuân thủ điều trị ngoại trú của người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh còn ở mức thấp. Vì vậy cần có những biện pháp để hỗ trợ để người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nhận thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2017.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 10/2016 - 9/2017 trên tất cả các bà mẹ (62 bà mẹ) trực tiếp chăm sóc con dưới 5 tuổi được chẩn đoán là viêm phổi tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Ninh. Các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi thiết kế sẵn gồm 7 câu, mỗi câu có 06 lựa chọn, tối đa có 25 ý đúng.
Kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có nhận thức đúng về các nội dung kiến thức bệnh viêm phổi: nhận thức đúng về định nghĩa 54,8%, nhận thức đúng về nguyên nhân là 53,2%; nhận thức đúng về triệu chứng là 90,3%; nhận thức đúng về các yếu tố nguy cơ là 75,8%; nhận thức đúng về tác hại là 51,6%; nhận thức đúng về biện pháp chăm sóc con khi bị viêm phổi là 100%; nhận thức đúng về biện pháp phòng bệnh là 67,7%.
Kết luận: Các bà mẹ ở nhóm tuổi trên 30 tuổi có nhận thức đúng về bệnh cao hơn các bà mẹ 30 tuổi trở xuống. Các bà mẹ có trình độ học vấn đại học/sau đại học có nhận thức đúng cao hơn các bà mẹ có trình độ cao đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở. Các bà mẹ công nhân viên chức có nhận thức tốt hơn các bà mẹ nội trợ.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.