Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng (SDD) và các yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi dân tộc S’Tiêng xã Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 283 trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc S’Tiêng tại xã Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2022. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm các thông tin về đặc điểm nhân trắc của trẻ, đặc điểm của mẹ và thực hành chăm sóc trẻ của mẹ. Kết quả: Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân là 21,7%, SDD thể thấp còi chiếm 24,7% và SDD thể gầy còm là 37,5%. Các yếu tố có liên quan đến SDD ở trẻ là tháng tuổi của trẻ, tuổi của mẹ, học vấn của mẹ, thu nhập gia đình, thời điểm ăn dặm, số bữa ăn dặm, thực phẩm ăn dặm, bú mẹ trong giờ đầu, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, uống vitamin A, xổ giun định kì (p<0,05). Kết luận: Tỉ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi dân tộc S’Tiêng là khá cao. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ là những yếu tố cần được quan tâm can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém và các yếu tố liên quan ở sinh viên ngành Y học dự phòng Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM) năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 570 sinh viên ngành Y học dự phòng, ĐHYD TPHCM. Chỉ báo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) được dùng để đánh giá CLGN của sinh viên. Kết quả: Tỉ lệ CLGN kém ở sinh viên là 44%. Sinh viên năm 4 có tỉ lệ CLGN kém thấp hơn so với sinh viên năm 6; sinh viên học lực khá có tỉ lệ CLGN kém thấp hơn so với sinh viên xếp loại học lực trung bình và yếu; sinh viên đã từng hoặc hiện tại có triệu chứng nhiễm Covid-19 có tỉ lệ CLGN kém cao hơn so với sinh viên không có triệu chứng nhiễm Covid-19; sinh viên có quan hệ với bạn bè xung quanh kém có tỉ lệ CLGN kém cao hơn so với sinh viên có quan hệ với bạn bè xung quanh tốt; sinh viên có tiếng ồn trong phòng ngủ vào thời gian đi ngủ có tỉ lệ CLGN kém cao hơn so với sinh viên không có tiếng ồn trong phòng ngủ vào thời gian đi ngủ. Kết luận: Tỉ lệ CLGN kém ở sinh viên ngành Y học dự phòng, ĐHYD TPHCM khá cao. Năm học, xếp loại học lực, triệu chứng nhiễm Covid-19, quan hệ với bạn bè xung quanh và tiếng ồn trong phòng ngủ vào thời gian đi ngủ là các yếu tố liên quan với CLGN của sinh viên.
Mở đầu: Dịch Covid-19 không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vấn đề về sức khỏe tâm thần thường bị bỏ qua, không được chẩn đoán chính xác để đưa ra những vấn đề can thiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân do sự ảnh hưởng của đại dịch. Mục tiêu: Đo lường điểm số trung bình Stress do Covid của người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và các yếu tố liên quan tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 576 người dân từ 18 tuổi trở lên sống tại quận Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đối tượng sẽ được chọn theo phương pháp chọn mẫu cụm nhiều bậc và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Nghiên cứu này được đánh giá qua hai thang đo là thang đo CSS – Thang điểm căng thẳng Covid và thang đo FcoV – 19S – Thang đo sợ hãi về Covid. Kết quả: Điểm trung bình Nỗi sợ Covid là 3,17 ± 0,63; điểm trung vị Thang đo Stress do Covid là 3,0 (2,4 – 4,3). Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố liên quan đến Stress do Covid bao gồm nhóm tuổi, giới tính, người sống cùng, tình hình nhà ở hiện tại, vấn đề việc làm, các vấn đề sức khỏe kèm theo, nỗi sợ Covid (p<0,05). Kết luận: Điểm trung bình Nỗi sợ Covid là 3,17 ± 0,63 và Thang đo Stress do Covid 3,0 (2,4 – 4,3). Cần chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân hậu Covid đặc biệt là những người lớn tuổi, gặp khó khăn về vấn đề việc làm cũng như người có các vấn đề sức khỏe kèm theo.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.