Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái (LVDD) xuất hiện sớm ở những bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không triệu chứng và thường bị chẩn đoán nhầm trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ của rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 118 bệnh nhân đái tháo đường típ 2, tuổi 40- 70 (54,9 ± 9,2), thời gian trung bình đái tháo đường 9,1 ± 5,4 năm, không có dấu hiệu và triệu chứng của suy tim, không có tiền sử chẩn đoán suy tim. Chúng tôi siêu âm tim để chẩn đoán và phân loại rối loạn chức năng tâm trương thất trái theo tiêu chuẩn năm 2016 của Hội Siêu âm Hoa Kỳ. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 61 BN có rối loạn chức năng tâm trương thất trái (51,7%), giai đoạn I: 41%, giai đoạn II: 45,9%, giai đoạn III: 13,1%. Tỷ lệ nam / nữ = 0,473 (CI 95%; 0,226-0,990), p <0,05. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái gia tăng theo tuổi: Nhóm 40- 49: 41,4%, nhóm 50- 59: 53,2%, nhóm 60- 70: 57,1%. Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ĐTĐ > 10 năm có nguy cơ bị rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn so với nhóm mắc bệnh < 5 năm (67,5% so với 38,7%, p <0,05). Huyết áp tâm thu, BMI, HbA1C có vẻ cao hơn ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái (p> 0,05). Kết luận: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái xuất hiện sớm và thường xuyên ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái liên quan đến giới tính, tuổi, thời gian phát hiện đái tháo đường, BMI, HA tâm thu, HbA1C, ... Chúng ta nên siêu âm tim để phát hiện rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân lớn tuổi, đái tháo đường lâu năm, kiểm soát kém, đặc biệt là nữ.
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa leptin với một số chỉ số hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, và so sánh giữa ba nhóm bệnh nhân (BN): đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có thừa cân hoặc béo phì (nhóm nghiên cứu - nhóm NC), nhóm ĐTĐ týp 2 không thừa cân và không béo phì (nhóm chứng bệnh) và nhóm chứng thường. Kết quả: Qua 266 đối tượng chia làm 3 nhóm, nồng độ leptin huyết tương ở nhóm NC 0,43 (0,35 – 0,53) (ng/mL), nhóm chứng bệnh 0,42 (0,34 – 0,52) (ng/mL) và nhóm chứng thường 0,46 (0,36 – 0,60) (ng/mL), (p > 0,05). Ở BN ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì, BN ở nhóm nồng độ leptin tăng có chỉ số khối cơ thất trái cao hơn nhóm có nồng độ leptin giảm (p < 0,05), nồng độ leptin có mối tương quan nghịch với e’ vách liên thất, e’ thành bên; có mối tương quan thuận với E/e’ (vách liên thất, thành bên, trung bình), bề dày thành sau thất trái thì tâm trương, khối cơ thất trái, chỉ số khối cơ thất trái (p < 0,05). Kết luận: Ở BN ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì, nồng độ leptin có ảnh hưởng tới bề dày thành sau thất trái thì tâm trương, khối cơ thất trái, chỉ số khối cơ thất trái và một số chỉ số chức năng tim (sóng e’ và E/e’).
Bưởi da xanh (BDX, tên khoa học: Citrus maxima Burm. Merr.) là cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao và diện tích trồng ngày càng mở rộng. Sản lượng thu hoạch BDX phụ thuộc vào vật tư nông nghiệp sử dụng cho canh tác. Quá trình sản xuất vật tư nông nghiệp phụ thuộc vào hoạt động khai thác tài nguyên và phát thải khí nhà kính (Greenhouse gases-GHGs) vào khí quyển. Phương pháp đánh giá vòng đời được sử dụng để ước lượng GHGs phát thải thông qua các loại nguyên liệu khác nhau phục vụ cho canh tác của 55 vườn BDX thông thường (BDX-TT) và 55 vườn áp dụng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (BDX-VietGAP). Kết quả cho thấy, vườn BDX-TT trong một năm đã phát thải 3.996,1 ± 888,5 kg-CO2e ha–1, cao hơn các vườn BDX-VietGAP 2.688,7 ± 994,7 kg-CO2e ha–1. Mặc dù, sản xuất theo VietGAP tạo năng suất thấp hơn phương pháp thông thường. Tuy nhiên, phát thải tính theo trọng lượng sản phẩm thì BDX-VietGAP đạt được giá trị tốt hơn so với BDX-TT (174.1 ± 57.8 và 253.8 ± 58.7 kg-CO2e tấn–1).
Mục tiêu: Đánh giá một số chỉ số hình thái, chức năng tim và mối liên quan với một số đặc điểm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân, béo phì. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, và so sánh giữa ba nhóm bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có thừa cân hoặc béo phì (nhóm nghiên cứu - nhóm NC), nhóm ĐTĐ týp 2 không thừa cân và không béo phì (nhóm chứng bệnh) và nhóm chứng thường. Kết quả: Qua nghiên cứu 266 đối tượng chia làm 3 nhóm: nhóm NC có bề dày vách liên thất, thành sau thất trái, thành thất trái tương đối, khối cơ thất trái, chỉ số khối cơ thất trái cao nhất, tiếp đến là nhóm chứng bệnh, thấp nhất là nhóm chứng thường, (p < 0,05). Nhóm NC có sóng e’vách liên thất, e’ thành bên thấp hơn so với nhóm chứng thường, (p < 0,05). Sóng e’ thành bên nhóm NC thấp hơn nhóm chứng bệnh (p < 0,05). Tỷ lệ E/e’ (vách liên thất, thành bên, trung bình) ở nhóm NC và nhóm chứng bệnh cao hơn so với nhóm chứng thường (p < 0,05). Ở nhóm NC, BN bị THA hoặc trên 60 tuổi có sóng e’ thành bên thấp hơn so với BN dưới 60 tuổi hoặc không bị THA. Sóng E/e’ trung bình ở BN trên 60 tuổi cao hơn so với BN dưới 60 tuổi, (p < 0,05). Kết luận: BN ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì có biểu hiện dầy thành tim và suy tim tâm trương cao hơn so với nhóm chứng thường (p < 0,05). BN ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì bị THA hoặc trên 60 tuổi có biểu hiện suy tim tâm trương cao hơn so với BN không bị THA, dưới 60 tuổi (p < 0,05).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.