Hiện nay, quá trình đô thị hóa với sự phát triển nhanh chóng về mật độ và không gian của đô thị gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ bề mặt đất (LST) tại các thành phố lớn của Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Nghiên cứu đã sử dụng ảnh vệ tinh Landsat8-OLI để xây dựng bản đồ phân bố không gian của LST trên địa bàn thành phố Hà Nội và chiết xuất giá trị LST dọc theo một số tuyến đường tại thời điểm ngày 14/09/2020. Mô hình tương quan giữa LST và các chỉ số khác biệt thực vật (NDVI), chỉ số khác biệt xây dựng (NDBI) được xây dựng kết hợp với các ngưỡng giá trị của NDVI để đánh giá tác động của các bề mặt lớp phủ khác nhau đến LST. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các khu vực trung tâm có mật độ xây dựng cao và tại các tuyến đường, nhiệt độ bề mặt cao hơn so với nhiệt độ trung bình toàn bộ khu vực nghiên cứu từ 1-3 °C. Giá trị hệ số tương quan của các mô hình đạt R = -0,204 và R = 0,697 lần lượt cho LST-NDVI và LST-NDBI. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc tăng chỉ số NDBI ở các lớp phủ khác nhau đều dẫn đến việc tăng nhiệt độ bề mặt, trong khi tại các ngưỡng giá trị khác nhau của chỉ số NDVI tạo ra xu hướng thay đổi khác nhau của nhiệt độ bề mặt.
Giải pháp thành lập bản đồ địa hình bằng thiết bị bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle - UAV) đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh thiết bị UAV đảm bảo độ chính xác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, tuy nhiên chưa có các giải pháp cụ thể cho công trình đặc thù dạng tuyến. Mục tiêu nghiên cứu của bài báo là các chế độ bay phù hợp cho công tác khảo sát địa hình các công trình dạng tuyến. Đối tượng thực nghiệm, một đoạn đường bộ thuộc địa phận đê Xuân Quan, Hà Nội, được khảo sát bằng thiết bị UAV Phantom 4 Pro với các chế độ khác nhau trên các phần mềm điều khiển bay có sẵn. Kết quả thực nghiệm các chế độ bay được so sánh với kết quả đo định vị động thời gian thực (Global Navigation Satellite System/Real Time Kinematic - GNSS/RTK) để đánh giá độ chính xác. Nghiên cứu chỉ ra kiểu bay dải phủ trùm, đối với công trình dạng tuyến, thích hợp ở các giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công. Trong khi kiểu bay 2 dải đơn phù hợp và hiệu quả cho các quá trình quy hoạch, đánh giá sơ bộ công trình dạng tuyến.
Bài báo nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc kết hợp số liệu từ các hệ thống định vị khác nhau tới độ chính xác lời giải cạnh khi các loại máy thu có khả năng thu nhận số liệu từ nhiều hệ thống vệ tinh, nhiều kênh thu và nhiều tần số. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Trimble Business Center 5.0 ở chế độ không can thiệp nhằm cho ra lời giải khách quan nhất. Mẫu thử nghiệm là 02 mạng lưới có quy mô nhỏ, cạnh ngắn, xuất hiện phổ biến trong công tác trắc địa xây dựng và 01 mạng lớn có chiều dài cạnh từ 40 km đến 80 km với số liệu từ máy thu Trimble R8s và R9s. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện cũng như sự ảnh hưởng giữa các hệ thống vệ tinh đến độ chính xác của mạng lưới, mang lại những lựa chọn mới trong xử lý mạng lưới GNSS nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể.
Nguồn dữ liệu sản phẩm viễn thám vệ tinh Sentinel-5P TROPOMI được lưu trữ và chia sẻ bằng công nghệ điện toán đám mây đã mang lại một giải pháp mới trong việc theo dõi chất lượng không khí. Đặc biệt ở các khu vực công trường khai thác vật liệu xây dựng, nơi không có các trạm quan trắc mặt đất liên tục, giải pháp này có thể hỗ trợ hiệu quả việc theo dõi biến động và phân bố các loại khí thải trong môi trường. Trong bài báo này, giới thiệu ứng dụng công nghệ Google Earth Engine (GEE) để trích xuất các dữ liệu quan trắc nồng độ khí thải CO, NO2, SO2 khu vực các mỏ khai thác đất đắp thuộc xã Quảng Nghĩa, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu là các bản đồ phân bố khí thải cho phép đánh giá mức độ phát tán theo không gian trong suốt quá trình hoạt động của công trường khai thác. Biểu đồ theo dõi nồng độ các loại khí thải CO, NO2, SO2 cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường trong khu vực đảm bảo chỉ tiêu chất lượng không khí. Kết quả này phù hợp với đánh giá quan trắc của các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã thực hiện.
Bài báo trình bày kết quả xây dựng ngưỡng kích hoạt đối với mưa lớn và lũ lụt tại hai xã Thanh và Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hành động sớm sử dụng phương pháp xây dựng ngưỡng kích hoạt được xây dựng từ hoạt động tài trợ tài chính dựa trên dự báo (FBF) theo hướng dẫn của Hội chữ Thập đỏ Đức (GRC). Ngưỡng kích hoạt được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa cường độ và tác động của thiên tai thông qua việc phân tích các sự kiện xảy ra trong quá khứ. Kết quả thấy rằng, ngưỡng kích hoạt được đề xuất đối với lũ lụt khi lượng mưa dự báo trong 1 ngày lớn nhất vượt 150 mm ứng với lũ trung bình cho hai xã Thanh và xã Thuận. Với kết quả thử nghiệm dự báo cho năm 2022 đạt kết quả tương đối phù hợp về giá trị và cường độ mưa thực tế, là cơ sở thực hiện các hành động sớm giúp ích cho cộng đồng giảm thiểu tác động của thiên tai trên địa nghiên cứu.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.