U biểu mô mạch máu dạng biểu mô (EHE) là một khối u mạch máu hiếm gặp được mô tả có đặc điểm mô học giữa u máu và sarcoma mạch máu. U nội mô mạch máu dạng biểu mô nguyên phát của xương rất hiếm gặp, tỷ lệ mắc EHE như một khối u xương nguyên phát được báo cáo là dưới 1%. Case lâm sàng: Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nam 7 tuổi bị u nội mô mạch máu dạng biểu mô ở xương đốt sống với đầy đủ dữ liệu, bao gồm lâm sàng, hình ảnh (X-quang, chụp cắt lớp vi tính [CT], cộng hưởng từ [CHT], xạ hình xương), thông tin phẫu thuật, mô bệnh học, và liệu pháp bổ trợ sau phẫu thuật. Mục đích của nghiên cứu này là tóm tắt các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của u nội mô mạch máu dạng biểu mô, để hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chính xác. Kết luận: U nội mô mạch máu dạng biểu mô tại xương là một loại ung thư mạch máu rất hiếm gặp và không có đặc điểm hình ảnh đặc hiệu. Việc phát hiện sớm bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X quang, MSCT, MRI, xạ hình xươnggiúp chẩn đoán sớm và nâng cao hiệu quả điều trị.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và đánh giá giá trị của siêu âm và Xquang trong chẩn đoán xoắn ruột/ ruột xoay bất toàn ở trẻ sơ sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu 250 bệnh nhi sơ sinh có triệu chứng nghi xoắn ruột, điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó có 50 bệnh nhi mổ cấp cứu do xoắn ruột/ ruột xoay bất toàn; 200 bệnh nhân được mổ cấp cứu do các bệnh lý khác như tắc ruột non, tắc tá tràng, viêm ruột hoại tử. Các bệnh nhân được siêu âm hoặc chụp X-quang bụng không chuẩn bị hoặc chụp lưu thông ruột non trước phẫu thuật. Kết quả: Dấu hiệu thường gặp nhất trên siêu âm là hình ảnh xoáy nước (52.1%) và đảo ngược độngtĩnh mạch mạc treo tràng trên (50%). Dấu hiệu thường gặp nhất trên phim chụp đường tiêu hóa trên cản quang là bất thường vị trí góc Treizt (96.3%) và bất thường vị trí các quai hỗng tràng (63%), dấu hiệu cái mở nút chai rất ít gặp (0%). Siêu âm có độ nhạy 50%, độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán xoắn trung tràng. Chụp lưu thông ruột non có độ nhạy 96.3% và độ đặc hiệu 99% trong chẩn đoán ruột xoay bất toàn. Kết luận: Siêu âm và chụp lưu thông ruột non là các phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến và có giá trị trong chẩn đoán xoắn ruột/ruột xoay bất toàn. Nên phối hợp các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để tăng hiệu quả chẩn đoán.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị tiên lượng gần của cộng hưởng từ sọ não đối với sự phát triển tâm vận động của trẻ sơ sinh đủ tháng có bệnh lý não do thiếu máu cục bộ/thiếu oxy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với bệnh nhân hồi cứu và thuần tập tiến cứu trên 94 trẻ sơ sinh có bệnh lý não do thiếu máu cục bộ/thiếu oxy được chụp CHT sọ não trong vòng 2 tuần sau sinh. Phân tích mối liên quan giữa tổn thương não trên CHT với diễn biến của trẻ sau 6-18 tháng. Kết quả: Nhóm tổn thương nhân xám, tổn thương vỏ não và chất trắng, tổn thương tiểu não và tổng điểm tổn thương có giá trị tiên lượng tử vong, bại não và bình thường (OR:1,08-6,9). Hai nhóm diễn biến động kinh và chậm phát triển không thấy có mối liên hệ với các tổn thương não trên CHT. Nhóm nhân xám có giá trị tiên lượng cao nhất (AUC: 0,82-0,84). Vỏ não và chất trắng có giá trị thấp hơn (AUC: 0,8-0,84), chủ yếu với nhóm tử vong và bình thường. Tổn thương tiểu não có giá trị tiên lượng thấp tử vong (AUC; 0,61), không có giá trị tiên lượng với các nhóm diến biến khác. Nhóm xuất huyết nội sọ không thấy có giá trị tiên lượng gì với các diến biến sau sinh của trẻ. Kết luận: Nhóm tổn thương nhân xám có giá trị tiên lượng cao nhất. Các nhóm tổn thương vỏ não và chất trắng, tổng điểm tổn thương toàn bộ có giá trị tiên lượng thấp hơn. Riêng xuất huyết nội sọ không có giá trị tiên lượng đối với bệnh lý này.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X-quang lồng ngực của viêm tiểu phế quản ở trẻ em và mối liên quan của nó với các thể bệnh. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhi viêm tiểu phế quản cấp (VTPQ cấp) vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/7/2020 đến 31/12/2020. Chẩn đoán, mức độ nặng của VTPQ cấp theo tiêu chuẩn của hướng dẫn về VTPQ của Úc năm 2019 [1]. Hình ảnh tổn thương trên phim X quang ngực thẳng được xác định: dày thành phế quản, ứ khí, xẹp phổi… dựa vào kết quả đọc do bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh. Phân tích các hình ảnh tổn thương phổi trên phim X-quang với các mức độ bệnh nặng của VTPQ. Kết quả: Nghiên cứu có 143 trẻ mắc VTPQ cấp. Mức độ bệnh nhẹ và trung bình là 65,7%, mức độ nặng chiếm 34,3%. Hình ảnh X-quang ngực gặp 100% có dày thành phế quản, hình ảnh ứ khí (81.8 %) với các mức độ khác nhau. Khả năng mắc bệnh nặng của nhóm ứ khí nhiều cao hơn nhóm không có ứ khí hoặc ứ khí ít (OR: 2.24; 95%CI:1.053- 4.751). Hình ảnh xẹp phổi rất hiếm gặp theo ghi nhận (4.2%), nhưng lại ghi nhận hoàn toàn ở thể VTPQ cấp nặng. Kết luận: Các hình ảnh ứ khí nhiều và xẹp phổi có liên quan đến mức độ nặng của bệnh ở trẻ mắc VTPQ cấp.
Giới thiệu ca bệnh: Trong báo cáo này, chúng tôi giới thiệu một trường hợp trẻ nam 12 tuổi với biểu hiện lâm sàng: trẻ đột ngột yếu nửa người trái, không co giật, không sốt, không nôn, đại tiểu tiện tự chủ. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não không tiêm thuốc cản quang thấy xuất hiện một vài ổ giảm tỷ trọng không đồng nhất ở chất trắng dưới vỏ thuỳ đỉnh phải và chất trắng quanh não thất bên hai bên. Chụp cộng hưởng từ (CHT) có tiêm thuốc đối quang từ thấy xuất hiện ổ nhồi máu cấp tính ở thùy đỉnh phải, một vài ổ nhồi máu não cũ chất trắng quanh não thất bên hai bên, vùng chẩm phải và hình ảnh hẹp động mạch cảnh trong hai bên do bệnh lý Moyamoya. Kết luận: Bệnh lý Moya Moya là một bệnh lý mạch máu não hiếm gặp, cần gợi ý bệnh lý này đối với những trẻ em có cơn đau đầu tái phát, dùng thuốc thông thường không thuyên giảm, có thể có yếu chi kèm theo. Chụp CLVT hoặc CHT mạch não hoặc chụp mạch não số hoá xoá nền (DSA) giúp chẩn đoán xác định bệnh lý Moya Moya, từ đó có thể lập kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh lý này.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.