Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan tới giá trị shunt gan-phổi khi ghi hình bằng 99mTc-MAA ở các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) trước xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTBG và điều trị tại trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai từ năm 2019 đến 2021. Các bệnh nhân được ghi hình bằng máy SPECT với 99mTc-macroaggregted albumin (MAA) trước khi điều trị phương pháp xạ trị trong chọn lọc (Selective Internal Radiotherapy – SIRT) bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y. Giá trị shunt gan-phổi được tính toán và đánh giá mức độ liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng. Ngoài ra, theo dõi các bệnh nhân theo thời gian để kiểm tra có hay không mối tương quan giữa giá trị shunt gan-phổi với đáp ứng điều trị bằng SIRT. Kết quả: Giá trị shunt gan-phổi trung bình 5,3±3,7%, nhỏ nhất 1,2%, lớn nhất 19% (sau đó không điều trị bằng SIRT). Khi ghi hình bằng máy SPECT có 03 bệnh nhân có sự tập trung 99mTc-MAA ngoài gan (vị trí túi mật và dạ dày). Khảo sát cho thấy rằng có thể có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm giới của bệnh nhân, mức độ xơ gan, kích thước khối u, mức độ tăng sinh mạch của khối u với giá trị shunt gan-phổi. Ban đầu thấy rằng giá trị shunt gan-phổi không phải là một yếu tố tiên lượng sự đáp ứng với điều trị SIRT của bệnh nhân UTBMTBG, nhưng có thể thấy rằng giá trị shunt liên quan có ý nghĩa thống kê tới nguy cơ di căn phổi của khối u gan ác tính. Kết luận: Ghi hình với 99mTc-MAA tính shunt gan-phổi trước điều trị SIRT là cần thiết vì nó giúp giảm thiểu nguy cơ tai biến xảy ra do xạ trị, tăng cường tính an toàn và hiệu quả điều trị. Giá trị shunt gan-phổi hứa hẹn còn mang lại nhiều thông tin hữu ích không chỉ cho riêng SIRT mà kể cả các bệnh nhân điều trị phương án khác.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm, cắt lớp vi tính, chụp mạch máu và kết quả điều trị nút mạch hóa chất ở bệnh nhân UTBMTBG dưới 40 tuổi tại Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 25 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là UTBMTBG được nút mạch hóa chất tại Trung tâm Điện quang - Bệnh viện Bạch Mai từ T8/2018 - T8/2021.Kết quả: Đa số bệnh nhân UTBMTBG dưới 40 tuổi có hình ảnh giảm âm và hỗn hợp âm (72%) trên siêu âm 2 chiều và có tăng sinh mạch trên siêu âm Doppler mầu, chiếm 68.0%. Trên hình ảnh cắt lớp vi tính, khối u giảm tỷ trọng chiếm tỷ lệ 64% và có tăng sinh mạch chiếm 68.0%. Các khối u UTBMTBG có tăng sinh mạch nhiều trên chụp mạch, chiếm 92%. Sau điều trị AFP có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu sau đó tăng lên ở tháng thứ 9. Bilirubin có xu hướng giảm trong 3 tháng đầu, sau đó tăng ở tháng thứ 6 và thứ 9. Kích thước khối u có xu hướng giảm ở tháng thứ 1,3 và tăng ở tháng thứ 6, 9. Thời gian sống thêm trung vị là 13 tháng với khoảng tứ phân vị [5.5 ÷ 22], thời gian sống thêm dài nhất hiện tiếp tục theo dõi là 57 tháng.Kết luận: Điều trị nút mạch hóa chất có hiệu quả làm giảm kích thước khối u, bilirubin, AFP và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân UTBMTBG.
Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là loại ung thư phổ biến có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nút mạch hoá chất ung thư biểu mô gan qua đường động mạch đã được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam và mang lại hiệu quả kiểm soát khối u giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Gần đây, nút mạch sử dụng hạt vi cầu phóng xạ hay xạ trị chiếu trong chọn lọc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, kỹ thuật này mới được triển khai ở một số Bệnh viện Trung Ương, do đó cần có đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Mục tiêu: Đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả bước đầu trong điều trị UTBMTBG bằng nút mạch với chất phóng xạ Yttrium 90. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 25 bệnh nhân (BN) có chẩn đoán UTBMTBG trong thời gian từ tháng 8/2019 đến tháng 4/2021 được điều trị bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ với Y-90. Sau các thời điểm 1 tháng và trên 3 tháng BN được khám lại, làm xét nghiệm chỉ điểm u và chụp lại cắt lớp vi tính (CLVT) gan mật có tiêm thuốc cản quang. Ghi nhận trên hình ảnh về đường kính khối u, tính chất ngấm thuốc trước và sau các thời điểm trên đánh giá đáp ứng điều trị theo tiêu chuẩn đáp ứng với khối u đặc (Response Evaluation Criteria in Solid Tumor – RECIST) và tiêu chuẩn sửa đổi mRECIST. Theo dõi thời gian sống của nhóm BN trên 3 tháng. Kết quả: 25 bệnh nhân (20 nam, 5 nữ) với tuổi trung bình 60±9,8 tuổi (từ 38 tuổi đến 77 tuổi), đường kính u trung bình 55,76 ± 20,95 mm, trung vị các giá trị chỉ điểm u AFP, AFP-L3 và PIVKA-II là 7,5 ng/ml; 17% và 183 mAU/mL. Sau thời điểm can thiệp 1 tháng có 17BN đi khám lại, đường kính là 46,5 ± 18,7 mm, mức độ đáp ứng hoàn toàn, một phần, ổn định, tiến triển theo RECIST là 0%; 35,3%; 58.8% và 5.9%; theo mRECIST 23,5%; 41,2%; 29,4% và 5,9%. Thời điểm trên 3 tháng có 13 BN đi khám lại đường kính u trung bình 54,6 ± 24,8 mm, mức độ đáp ứng hoàn toàn, một phần, ổn định, tiến triển theo RECIST là 0%; 53,8%; 15,4% và 30,8%, theo mRECIST 30,8%; 23%; 15,4% và 30,8%. Sau điều trị, các chỉ điểm u giảm không có ý nghĩa thống kê. Có 19 BN thời gian theo dõi từ trên 3 tháng, 1 trường hợp tử vong, thời gian sống thêm trung bình 18,4 ± 0,5 tháng. Kết luận: Nút mạch điều trị ung thư biểu mô gan với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 là phương pháp điều trị có hiệu quả, an toàn, đặc biệt với các khối u lớn và ở giai đoạn không còn chỉ định phẫu thuật
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.