Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả vô cảm của gây tê tủy sống với các liều ropivacain khác nhau cho phẫuthuật Crossen điều trị sa sinh dục tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương phápnghiên cứu: Là những bệnh nhân được chẩn đoán sa sinh dục và được chỉ định phẫu thuật Crossen.Kết quả: Tuổi, chiều cao và câng nặng không có sự khác biệt (p>0,05). Nhóm Ropivacain 13 mg cómức độ ức chế cảm giác ở mức D4 nhiều hơn nhóm Ropivacain 11 mg và nhóm Ropivacain 12 mg,sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. So sánh nhóm Ropivacain 12 mg và nhóm Ropivacain13 mg thì nhóm Ropivacain 13 mg có thời gian giảm đau sau mổ dài hơn đáng kể. Mức độ vô cảm ởnhóm Ropivacain 11 mg có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm 12 mg và 13 mg với p<0,05.Không có bệnh nhân nào ở cả 3 nhóm phải chuyển phương pháp vô cảm. Kết luận: Nghiên cứu trên90 bệnh nhân với các liều ropivacain khác nhau phối hợp với 30 mcg fentanyl cho phẫu thuật Crossenđiều trị sa sinh dục, khuyến cáo sử dụng liều ropivacain 12mg để đảm bảo chất lượng vô cảm và íttác dụng không mong muốn.
Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau của phương pháp truyền thuốc tê liên tục (CIE) so với phương pháp tiêm ngắt quãng tự động các liều (PIEB) thuốc tê khi gây tê ngoài màng để giảm đau trong chuyển dạ. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh ở 100 sản phụ được giảm đau trong chuyển dạ bằng phương pháp CEI và PIEB từ tháng 11/2021 đến 05/2022 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (BVPSHN). Cả 2 nhóm đều sử dụng hỗn hợp thuốc Ropivacain 0,1% và fentanyl 2mg/ml. Nhóm CEI (Nhóm C) dùng bơm tiêm điện truyền liên lục, nhóm PIEB (Nhóm P) tiêm tự động ngắt quãng tự động từng liều nhỏ bằng bơm tiêm điện có chế đồ cài đặt sẵn. Đánh giá hiệu quả giảm đau và tỷ lệ bổ sung liều cứu dựa vào điểm VAS tại các thời điểm trước khi tiêm thuốc tê (H0), sau khi đạt VAS<4 (H1), sau liều bolus đầu tiên 30 phút (H2), sau liều bolus đầu tiên 1 tiếng (H3), kết thúc giai đoạn I (H4), kết thúc giai đoạn II (H5), kết thúc giai đoạn III (H6) của chuyển dạ. Kết quả: điểm VAS của 2 nhóm sau khi gây tê đều giảm hơn so với thời điểm H0, sự khác biệt với ý nghĩa thống kê với p<0,01. Ở các thời điểm sau khi tiêm thuốc từ H1 đến H4 thì điểm VAS giữa nhóm P với nhóm C ở cùng một thời điểm thì có thấp hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Lượng thuốc tê Ropivacain trong nghiên cứu ở nhóm P là 32,76 ± 16,22 mg thấp hơn với nhóm C là 40,32 ±16,62. Lượng thuốc Fentanyl nhóm P là 65,55 ± 32,53 thấp hơn nhóm C là 80,64 ± 33,24 mcg. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p<0,05. Số sản phụ cần liều cứu của nhóm P với 10% ít hơn nhóm C là 20%. Kết luận: Phương pháp tiêm ngắt quãng tự động các liều thuốc tê để giảm đau trong chuyển dạ là một phương pháp giảm đau tốt cho sản phụ, giảm sử dụng lượng hỗn hợp thuốc tê so với phương pháp truyền liên tục và không cần nhiều đến sự can thiệp của nhân viên y tế.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.