Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả vô cảm của gây tê tủy sống với các liều ropivacain khác nhau cho phẫuthuật Crossen điều trị sa sinh dục tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương phápnghiên cứu: Là những bệnh nhân được chẩn đoán sa sinh dục và được chỉ định phẫu thuật Crossen.Kết quả: Tuổi, chiều cao và câng nặng không có sự khác biệt (p>0,05). Nhóm Ropivacain 13 mg cómức độ ức chế cảm giác ở mức D4 nhiều hơn nhóm Ropivacain 11 mg và nhóm Ropivacain 12 mg,sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. So sánh nhóm Ropivacain 12 mg và nhóm Ropivacain13 mg thì nhóm Ropivacain 13 mg có thời gian giảm đau sau mổ dài hơn đáng kể. Mức độ vô cảm ởnhóm Ropivacain 11 mg có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm 12 mg và 13 mg với p<0,05.Không có bệnh nhân nào ở cả 3 nhóm phải chuyển phương pháp vô cảm. Kết luận: Nghiên cứu trên90 bệnh nhân với các liều ropivacain khác nhau phối hợp với 30 mcg fentanyl cho phẫu thuật Crossenđiều trị sa sinh dục, khuyến cáo sử dụng liều ropivacain 12mg để đảm bảo chất lượng vô cảm và íttác dụng không mong muốn.
Mục tiêu: So sánh một số tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê tủy sống - ngoài màng cứng phối hợp với gây tê tủy sống đơn thuần để vô cảm cho mổ lấy thai ở sản phụ có nguy cơ cao tụt huyết áp. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 60 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai chủ động, có một trong các yếu tố nguy cơ cao tụt huyết áp sau gây tê tuỷ sống: đa thai, đa ối, thai to, được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm để thực hiện 2 kỹ thuật vô cảm khác nhau: nhóm I gây tê tuỷ sống với liều bupivacaine theo chiều cao của bệnh nhân(cao <150cm: 7mg, từ 150 - 160cm: 8mg, >160cm: 8,5 mg) và nhóm II gây tê tuỷ sống liều 5mg bupivacaine phối hợp với tê ngoài màng cứng 10ml Lidocaine 1% with adrenaline 1: 200 000, cả hai nhóm đều được tiêm dưới nhện 30mcg fentanyl. Các thuốc co mạch sẽ được dùng điều chỉnh theo mạch, huyết áp của sản phụ. Các tác dụng không mong muốn trên mẹ và con được theo dõi liên tục trong 48 giờ sau mổ. Kết quả: Phương pháp gây tê tuỷ sống - ngoài màng cứng phối hợp có tỷ lệ nôn, buồn nôn là 6,67% so với 23,3% ở nhóm gây tê tủy sống đơn thuần (p < 0,05). Tỷ lệ ngứa, rét run ở nhóm gây tê tuỷ sống - ngoài màng cứng phối hợp là 23,3% và 13,3% so với 26,6% và 26,6% ở nhóm gây tê tủy sống đơn thuần; không gặp bệnh nhân nào bị suy hô hấp, an thần sâu, đau đầu, bí tiểu ở cả hai nhóm. Điểm Apgar phút thứ nhất và phút thứ 5 của trẻ sơ sinh ở hai nhóm đều > 8, không có sự khác biệt). Không gặp các biến chứng nguy hiểm trên mẹ và con. Kết luận: Phương pháp gây tê tuỷ sống - ngoài màng cứng phối hợp ít gặp nôn, buồn nôn hơn so với phương pháp gây tê tủy sống đơn thuần. Các tác dụng không mong muốn khác trên mẹ và con không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Không gặp các biến chứng nguy hiểm trên mẹ và con.
Mục tiêu: So sánh tác dụng trên tuần hoàn và các tác dụng không mong muốn của Ondansetron với Dexamethason hoặc Metoclopramid để dự phòng nôn, buồn nôn trong và sau mổ lấy thai. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 90 sản phụ ASA I-II (20 - 41 tuổi), có chỉ định mổ lấy thai, vô cảm bằng gây tê tủy sống, tại khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2020. Các sản phụ được phân loại ngẫu nhiên thành ba nhóm bằng nhau: Nhóm O được tiêm tĩnh mạch 8 mg Ondansetron, nhóm D được tiêm tĩnh mạch 8mg Dexamethason, nhóm M được tiêm tĩnh mạch 10 mg Metoclopramid. Các tác dụng không mong muốn được đánh giá liên tục trong và 24 giờ đầu sau mổ. Kết quả: Tỷ lệ tụt huyết áp của các bệnh nhân ở nhóm Ondansetron là 36,7%; của nhóm Dexamethasone là 56,7% và của nhóm Metoclopramide là 53,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ ngứa của ba nhóm lần lượt là: 36,7% so với 56,7% và 43,3%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không gặp trường hợp nào bị đau thượng vị, rối loạn nhịp tim hoặc bị hội chứng ngoại tháp… Kết luận: Tỷ lệ tụt huyết áp của các bệnh nhân ở nhóm Ondansetron thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm Dexamethason hoặc nhóm Metoclopramid với p<0,05. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn khác như: ngứa, đau thượng vị… không có sự khác biệt giữa ba nhóm. Không gặp trường hợp nào bị rối loạn nhịp tim hoặc bị hội chứng ngoại tháp.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Neostigmin và Atropin để điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng trong sản khoa. 60 sản phụ đau đầu sau gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng, đủ tiêu chuẩn lựa chọn được phân bố ngẫu nhiên để điều trị bằng Neostigmin 20mcg/kg và Atropin 10mcg/kg hoặc Paracetamol 1g. Kết quả cho thấy điểm VAS trung bình khi bệnh nhân ngồi thẳng 15 phút khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p < 0,05) ở các thời điểm sau tiêm thuốc 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ, 72 giờ. Nhóm Neostigmin + Atropin không có bệnh nhân nào cần làm thủ thuật vá máu ngoài màng cứng trong khi nhóm Paracetamol có 6 bệnh nhân (p<0,05).
Mục tiêu: So sánh hiệu quả dự phòng tụt huyết áp của truyền tĩnh mạch liên tục noradrenaline vớiphenylepherine trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Những sản phụ có chỉ định mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình,chiều cao trung bình, cân nặng trung bình trong nghiên cứu của hai nhóm là tương đương nhau. Tấtcả các sản phụ ở cả hai nhóm đều xuất hiện mất cảm giác ở mức T10 (nhóm N: 2,75 ± 0,71, nhómP: 2,67 ± 0,85) và T6 (nhóm N: 4,17 ± 0,81, nhóm P: 4,22 ± 0,89) khá nhanh, tuy nhiên khác biệtkhông có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Thời gian ức chế vận động theo điểm Bromage trung bình đềukhông có sự khác biệt (p>0,05). Tỉ lệ tụt HA từ 20%-30%: Nhóm N là 2 ca chiếm 6% và nhóm P là4 ca chiếm 8%. Kết luận: Truyền tĩnh mạch liên tục noradrenaline có hiệu quả dự phòng tụt huyếtáp tương đương với truyền tĩnh mạch liên tục phenylepherine trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.