Mục tiêu: Đánh giá kết quả nội soi tán sỏi đường mật xuyên gan qua da (TSXGQD) bằng laser dưới hướng dẫn X-Quang số hoá xoá nền tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 3/2022 đến 8/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu các trường hợp được tán sỏi đường mật nội soi ống cứng đường xuyên gan qua da bằng laser dưới hướng dẫn X-Quang số hoá xoá nền tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 3/2022 đến 8/2022. Kết quả: 50 Bệnh nhân (BN) đạt tiêu chuẩn lựa chọn vào đối tượng nghiên cứu gồm 33 nữ (66%) và 17 nam (34%), tuổi trung bình 57,5 ± 16,8 tuổi. 41 BN (82%) có tiền sử phẫu thuật lấy sỏi mật, 25 BN có hẹp đường mật. Sỏi đơn độc trong ống mật chủ ở 16 BN (32%), 20 BN (40%) có sỏi đường mật trong và ngoài gan, các BN còn lại sỏi nằm trong đường mật trong gan phải, gan trái, kích thước trung bình sỏi đường mật trong gan 21,4 ± 12,4mm (min 5 mm – max 65mm) và sỏi ống mật chủ 22,7 ± 15,1mm (min 4mm - max 82mm). Kỹ thuật tán sỏi đường mật nội soi ống cứng với tỷ lệ cổng tán phù hợp với từng BN: 14Fr (12,3%), 16Fr (14,0%), 18Fr (73,7%) giúp tăng tỷ lệ sạch sỏi sau thủ thuật với tỷ lệ sạch sỏi trung bình cho sỏi trong và ngoài gan 97,8 ± 6,1%, tỷ lệ sạch sỏi trong ống mật chủ 100% và tỷ lệ sạch sỏi trong gan 96,7 ± 7,1%, thời gian tán sỏi thấp 46,6 ± 28,8 phút, thời gian nằm viện ngắn 5,9 ± 3,7 ngày và tỷ lệ tai biến thấp 7/50 BN chiếm 14%. Biến chứng mức độ vừa – nhẹ liên quan đến thủ thuật: 5 BN bị tràn dịch màng phổi phải mức độ ít; 1 BN sốt thoáng qua sau thủ thuật được điều trị kháng sinh và ổn định sau 3 ngày; 1 BN bị chảy máu đường mật được điều trị nội khoa ổn định. Kết luận: Kỹ thuật nội soi tán sỏi đường mật xuyên gan qua da (TSXGQD) bằng laser dưới hướng dẫn Xquang số hoá xoá nền là một kỹ thuật an toàn, hiệu quả trong điều trị sỏi đường mật.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sự can thiệp chăm sóc một cách đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần của điều dưỡng đối với người bệnh ung thư dạ dày sẽ góp phần nâng cao kết quả chăm sóc người bệnh. Mục tiêu: Mô tả kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật dạ dày tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và Bệnh viện K năm 2022 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 150 bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Kết quả: Kết quả chăm sóc người bệnh là tốt chiếm 82% và kết quả chăm sóc chưa tốt chiếm 18%. Những yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh bao gồm các yếu tố về đặc điểm cá nhân là bệnh lý kèm theo, thói quen cá nhân; đặc điểm về phẫu thuật là phương pháp phẫu thuật, đường mổ; yếu tố về đặc điểm chăm sóc người bệnh của điều dưỡng là tư vấn tâm lý cho người bệnh, tư vấn tuân thủ điều trị và tư vấn giáo dục sức khỏe.
Tóm tắt Đặt vấn đề: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sớm điều trị bệnh nhân sỏi túi mật và ống mật chủ (OMC) được phẫu thuật nội soi (PTNS) kết hợp kiểm soát OMC (KS-OMC) bằng nội soi ống mềm tại Bệnh viện HN Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: 12 bệnh nhân (Nam/Nữ: 5/7) được khâu kín OMC sau PTNS cắt túi mật và lấy sỏi OMC có dùng nội soi đường mật ống mềm. Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình: 145 ± 45 phút, lượng máu mất 70 ± 50ml (Lượng máu mất từ: 50ml tới 150 ml); các biến chứng trong mổ: không, biến chứng rò mật sau mổ: không, biến chứng nhiễm trùng vết mổ: 1 trường hợp; thời gian nằm viện trung bình 8 ± 1,5 ngày (Thời gian từ: 6 tới 10 ngày) Kết luận: Khâu kín OMC sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật và lấy sỏi OMC có kiểm tra bằng nội soi đường mật ống mềm là an toàn và hiệu quả. Abstract Introduction: The objectives of study were to evaluate the early result of treatment patients with concomitant gallbladder stones and common bile duct (CBD) stones by laparoscopic surgery in using flexible fiberoptic choledochoscope. Material and Methods: There were 12 patients enrolled (male/female: 5/7) who are sutured bile duct after laparoscopic cholecystectomy and removing stones in common bile duct with cholangioscopy. Results: Average surgery time: 145 ± 45 min, blood loss 70 ± 50 ml, no postoperative complications related to the procedure. There is no bile leak. There is one surgical site infection, mean hospital stay of 8 ± 1,5 days (6 to 10 days). Conclusion: The current study suggests that laparoscopic surgery and using cholangioscopy to controlling bile duct for the management of cholecysto-choledocholithiasis is a safe and effective technique. Keywords: Gallstones, bile duct stones.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.