Đặt vấn đề : Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) đang ngày càng gia tăng và vẫn còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Sử dụng SDF được xem là một xu hướng điều trị hiện nay trên thế giới. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả can thiệp lâm sàng của SDF 38% trên trẻ mẫu giáo 3 tuổi có ECC và S-ECC ở thời điểm sau 12 tuần. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được thực hiện trên 168 trẻ mẫu giáo 3 tuổi có sâu răng sớm (ECC) và sâu răng sớm trầm trọng (S-ECC) đang học tại các trường mầm non thuộc hai huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến hành so sánh hiệu quả can thiệp bằng SDF 38% và nhóm chứng vecni NaF 5%. Đặc điểm chăm sóc răng miệng của trẻ tại nhà được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp phụ huynh. Tình trạng sâu răng được đánh giá thông qua khám lâm sàng theo ICDAS. Kết quả: Trong số 168 trẻ tham gia nghiên cứu can thiệp, 58,3% trẻ nữ. Phần lớn trẻ có sử dụng kem đánh răng fluor, không bú bình, không ngậm thức ăn, thỉnh thoảng uống nước ngọt và tình trạng vệ sinh răng miệng ở mức trung bình (DI = 1-1,9). Có 94 trẻ điều trị bằng SDF 38% và 74 trẻ điều trị bằng vecni NaF 5%. Trung bình mặt răng sâu mức s1 giảm 1,41 mặt răng, tỷ lệ mặt răng ngừng hoạt động ở nhóm SDF 38% cao hơn nhóm chứng sau 12 tuần can thiệp. Kết luận: SDF 38% có hiệu quả trong việc tăng cường sự tái khoáng mô cứng của răng, ngăn chặn phát triển sang thương. Các nhà lâm sàng có thể xem xét về việc sử dụng SDF 38% trong việc điều trị và dự phòng sâu răng của trẻ.
Nghiên cứu này phân tích tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội điểm đến du lịch đến ý định quay trở lại của du khách tại thành phố Đà Lạt. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát 353 khách du lịch tại Đà Lạt và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để phân tích mối quan hệ tác động trong mô hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội điểm đến tác động tích cực đến sự yêu thích điểm đến và sự hài lòng của du khách. Sự yêu thích điểm đến có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng và gắn bó với điểm đến của du khách, từ đó ảnh hưởng tích cực đến ý định quay trở lại của du khách. Nghiên cứu này đã có những mặt đóng góp về cả lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu trách nhiệm xã hội của điểm đến du lịch.
Đặt vấn đề: Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) vẫn luôn là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sâu răng và mất răng sữa sớm có thể dẫn đến trẻ ăn nhai kém, phát âm không chuẩn, hàm răng vĩnh viễn bị xô lệch, ảnh hưởng đến sự phát triển thẩm mỹ và thể chất về sau. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ ECC và S-ECC ở trẻ mẫu giáo 3 tuổi tại những vùng chưa có chương trình Fluor hóa nước máy ở TPHCM theo chỉ số ICDAS II. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 444 trẻ mẫu giáo 3 tuổi học tại các trường mầm non ở hai huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thu thập thông tin về việc chăm sóc răng miệng của trẻ tại nhà thông qua việc phỏng vấn cha mẹ bằng bảng câu hỏi. Sử dụng gương và thám trâm kết hợp với ánh sáng đèn led đeo đầu để xác định sang thương sâu răng theo tiêu chí của hệ thống ICDAS II và tình trạng vệ sinh răng miệng theo chỉ số OHI-S. Kết quả: Trong số 444 trẻ 3 tuổi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trẻ có ECC ở mức rất cao, 80,6% trẻ có ECC tính từ mức s1 và 46,8% trẻ có ECC từ mức s3. Tỷ lệ S – ECC tính từ mức s3mt–mr ≥4 của trẻ là 27,0% trên cà 2 khu vực khảo sát. Tỷ lệ S – ECC tính từ mức s1mt–mr (r53-r63) ≥1 là 71,2%. Huyện Bình Chánh có tỷ lệ cao hơn huyện Củ Chi. Chỉ số trung bình s1mt–r và s3mt –r là 6,6±4,8 và 4,5±4,8. Chỉ số trung bình s1mt–mr là 12,27±14,41, s3mt –mr là 9,18±12,64. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng ở trẻ vẫn còn rất cao, do đó cần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cơ sở giáo dục và tại cộng đồng, đẩy mạnh công tác chương trình nha học đường, tập trung nguồn lực vào đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo.
Mục tiêu: Khảo sát nguồn nhân lực Bác sĩ Răng Hàm Mặt (RHM) tại TP.HCM (TP.HCM) trước đại dịch COVID-19. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại TP.HCM năm 2016-2017, toàn bộ nhân sự Bác sĩ RHM đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng trên địa bàn TP.HCM. Dữ liệu trong các báo cáo chính thức của cơ quan chức năng: Chi cục Dân số TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM, các đơn vị trực thuộc các Bộ ngành và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế TP.HCM, gồm các Bác sĩ đủ điều kiện hành nghề chuyên khoa RHM đáp ứng quy định của pháp luật, có bằng cấp chuyên môn phù hợp, đã có Chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa RHM. Tỉ lệ nhân sự Bác sĩ RHM/dân và tỉ lệ nhân sự Bác sĩ RHM/10.000 dân được ghi nhận. Kết quả: TP.HCM có tổng cộng 2.158 Bác sĩ RHM, sự phân bố của Bác sĩ RHM ở các khu vực địa lý của thành phố bao gồm trung tâm: 1.385 Bác sĩ RHM (64,18%), cận trung tâm: 559 Bác sĩ RHM (25,90%) và ngoại thành: 214 Bác sĩ RHM (9,92%). Trong đó, 575 Bác sĩ RHM cơ sở Nhà nước và 1.583 Bác sĩ RHM cơ sở tư nhân, phân bố theo 3 khu vực thành phố lần lượt là 5,98 Bác sĩ RHM/10.000 dân ở trung tâm, 1,674 Bác sĩ RHM/10.000 dân ở cận trung tâm và 0,93 Bác sĩ RHM/10.000 dân ở ngoại thành. Kết luận: Có sự phân tầng về nguồn lực Bác sĩ RHM ở 3 vùng địa lý của TP.HCM cũng như giữa hệ thống công lập và tư nhân trước đại dịch COVD-19.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.