Mục tiêu: Mô tả mối liên quan giữa di căn hạch và đặc điểm khối u ở bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) được phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt thùy phổi, nạo vét hạch. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu và mô tả tình trạng di căn hạch theo đặc điểm khối u ở 98 BN UTPKTBN giai đoạn I - IIIA được PTNS cắt thùy phổi, nạo vét hạch tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 5/2017 - 3/2021. Kết quả: Tỷ lệ di căn hạch chiếm 30,6%; tỷ lệ di căn hạch vùng trung thất trên của u thùy trên là 15,2%; tỷ lệ di căn hạch vùng trung thất dưới của u thùy dưới là 31,4%. Tỷ lệ di căn hạch chặng N1 cao nhất ở nhóm u ≥ 5 - 7 cm (25,0%), tỷ lệ di căn chặng N2 cao nhất ở nhóm u ≥ 3 - 5 cm (29,6%). Trong nhóm u có xâm lấn, tỷ lệ di căn hạch chặng N2 chiếm 26,5%. Kết luận: Di căn hạch có tính chất đặc trưng theo vị trí khối u và liên quan với kích thước khối u. Tính chất xâm lấn của khối u có xu hướng liên quan với mức độ di căn hạch.
Tóm tắt Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi lồng ngực đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị các khối u trung thất trước trong đó có u tuyến ức. Xu hướng hiện nay là ngày càng giảm số “lỗ” và hạn chế độ dài đường rạch nhằm mục tiêu giảm đau sau mổ, giảm dị cảm thành ngực và giảm thời gian nằm viện. Trong báo cáo này, chúng tôi thông báo một trường hợp cắt tuyến ức mở rộng ở một người bệnh nhược cơ bằng phẫu thuật nội soi một lỗ. Phương pháp nghiên cứu: Người bệnh nam 55 tuổi, được chẩn đoán nhược cơ, trên CT: khối u tuyến ức đường kính (ĐK) 3cm. Các thăm dò khác trước mổ bình thường. Người bệnh được chỉ định mổ cắt tuyến ức nội soi lồng ngực một lỗ hai bên. Người bệnh được gây mê toàn thân, sử dụng ống nội khí quản hai nòng. Người bệnh nằm ngửa được cố định vững vào bàn mổ, nghiêng bàn khoảng 600 sang bên phải khi thao tác. Rạch da 3cm khoang liên sườn 4 đường nách giữa, qua đường rạch đưa ống kính nội soi 300 và dụng cụ vào để thao tác, không sử dụng banh sườn. Tiến hành phẫu tích từ bên phải trước, sau khi tuyến ức và tổ chức mỡ trung thất được giải phóng, mở màng phổi trung thất đối bên và qua đó đẩy bệnh phẩm sang bên trái. Sau đó, nghiêng bàn mổ sang bên đối diện. Tương tự như bên phải, rạch da ở vị trí khoang liên sườn 4 dài 3cm. Phẫu tích lấy toàn bộ tổ chức mỡ trung thất và thùy trái tuyến ức và lấy bệnh phẩm. Kết quả: Không gặp biến chứng trong và sau mổ. Người bệnh xuất viện sau 5 ngày. Giải phẫu bệnh Thymoma typ A (Masaoka I). Không có tái phát sau 18 tháng theo dõi. Kết luận: Phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ hai bên có thể áp dụng hiệu quả trong cắt tuyến ức mở rộng điều trị nhược cơ. Giảm đau sau mổ, giảm thời gian nằm viện và tốt hơn về mặt thẩm mỹ là những ưu điểm của phương pháp này so với các phẫu thuật truyền thống. Abstract Introduction: Video-assisted thoracoscopy is become a widely accepted approach for the resection of anterior mediastinal masses, including thymoma. The current trend is to reduce the number of ports and to minimize the length of incision in order to decrease postoperative pain, chest wall paraesthesia and length of hospitalization. Herein, we reported an extended thymectomy in a patient with myasthenia gravis with bilateral single-port thoracoscopy approach. Material and Methods: A 55-years-old woman with myasthenia gravis was referred to our attention for management of a 3.5 cm, well-capsulated thymoma. All laboratory and cardio-pulmonary tests were within the normal limit; thus, thymoma resection with bilateral single-port thoracoscopy approach was scheduled. Under general anaesthesia and selective intubation, the patient was placed in 600 right lateral decubitus position. A 3cm skin incision was performed in the fourth right intercostal space and through that, a 300 camera and working instruments were inserted without rib spreading. After complete dissection of the thymus and mediastinal fat, the contralateral pleura was opened and through that, the specimen was pushed into the left pleural cavity. Then, the patient was placed in the left lateral decubitus position. Similarly to the right side, a 3-cm incision was performed in the fourth left intercostal space to complete thymoma dissection and the specimen was retrieved. Results: No intra- and post-operative complications were found. The patient was discharged of the hospital in 4th days. Pathological examination revealed a thymoma of type A (Masaoka stage I). No recurrence was found in 18 months of follow-up Conclusion: Bilateral single-port thoracoscopy is an available procedure for management of thymoma associated with myasthenia gravis. Less postoperative pain, reduction of hospital stay and better aesthetic results are the potential advantages of this approach in comparison with traditional technique. Obviously, our results should be validated by larger studies in terms of long-term oncological outcomes. Keyword: Single-port thoracoscopic surgery, thymoma, myasthenia gravis.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.