Trong phẫu thuật tạo hình vạt da là chất liệu thay thế tối ưu đặc biệt trong việc che phủ những tổn khuyết rộng. Yêu đặt ra đối với vạt da đặc biệt là vạt tự do là phải đủ rộng để che phủ tổn khuyết từ đó trả lại chức năng vận động cho các cơ quan, giác quan; kèm theo phải đạt được yêu cầu thẩm mỹ nhất định về độ mỏng, độ mềm mại cũng như hòa đồng về màu sắc với tổ chức da lành xung quanh. Tuy nhiên, với tổn khuyết rộng việc thu hoạch vạt da có kích thước tương đương luôn là thách thức của các phẫu thuật viên tạo hình. Đã có nhiều phương pháp nghiên cứu mở rộng vùng cấp máu của vạt da như kỹ thuật giãn tổ chức, kỹ thuật nối mạch tăng cường, kỹ thuật trì hoãn3) và các nghiên cứu mới vẫn đang được tiếp tục được tiến hànhTrong bài báo này chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả bước đầu sử dụng kỹ thuật hút mỡ làm mỏng vạt đã ứng dụng thành công trên 5 bệnh nhân với mục đích làm mỏng vạt và mở rộng được kích thước vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu tự do (DIEP) che phủ nhiều tổn khuyết rộng sau cắt sẹo bỏng phức tạp vùng cằm cổ phù hợp yêu cầu tạo hình.
Đặt vấn đề: Tổn khuyết rộng thành ngực thường là kết quả của việc cắt bỏ khối u, nhiễm trùng, bỏng, hoặc chấn thương nhưng hay gặp nhất là di chứng của xạ trị điều trị các bệnh lý ác tính đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ. Có rất nhiều phương pháp tạo hình khác nhau đã được nghiên cứu ứng dụng trong tạo hình các tổn khuyết thành ngực song đối với các tổn khuyết rộng và phức tạp trên thành ngực, đặc biệt là các tổn khuyết sâu, nhiều hoại tử, mạn tính thì vạt cơ lưng rộng là dạng vạt thông dụng, có thể lấy rộng đáp ứng được nhu cầu của phẫu thuật tái tạo thành ngực.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 8 bệnh nhân có tổn khuyết rộng thành ngực mức độ nặng được điều trị che phủ bằng vạt cơ lưng rộng tại Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ (PTTH-TM) và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 12/2020 đến tháng 07/2022. Nghiên cứu thực thiện theo phương pháp tiến cứu mô tả lâm sàng.Kết quả: 87,5% (7/8) bệnh nhân có kết quả tốt sau phẫu thuật, vạt sống hoàn toàn, cơ bám sống vào bờ mép, có 12,5% (1/8) bệnh nhân bị hoại tử một phần vạt gây toác vết mổ và lộ nền tổn thương. 100% các bệnh nhân có tình trạng da ghép bám tốt, vùng cho vạt và vùng lấy da liền kỳ đầu, biểu mô tốt.Kết quả sau 3 tháng đánh giá trên 8 bệnh nhân: Không có bệnh nhân nào loét tái phát, vùng nhận vạt đạt mức độ tốt chiếm 87,5%, trung bình chiếm 12,5%. Đối với vùng lấy da và vùng lấy vạt đều ghi nhận kết quả tốt 100%. Kết quả sau 6 tháng đánh giá trên 6 bệnh nhân: Không có bệnh nhân nào loét tái phát, 100% các bệnh nhân ghi nhận nhận kết quả tốt ở cả vùng nhận vạt, cho vạt và vùng lấy da.Kết luận: Vạt cơ lưng rộng luôn là chất liệu tốt trong tạo hình tổn khuyết thành ngực, phục hồi sớm giải phẫu và chức năng các cơ quan.
Sẹo vùng cằm cổ chiếm từ 10 - 15% tổng số các di chứng bỏng. Sẹo vùng cằm cổ gây ra những rối loạn vận động, ảnh hưởng khả năng lao động và ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý người bệnh. Vạt da thượng đòn có nhiều ưu điểm rõ rệt trong tạo hình sẹo bỏng vùng cằm cổ vì có tính thẩm mỹ cao (độ mỏng, tính mềm mại, màu sắc hòa đồng). Để che phủ khuyết tổn khi cắt bỏ sẹo rộng vùng cằm cổ, có nhiều phương pháp nghiên cứu mới giúp mở rộng vùng cấp máu của vạt da cân thượng đòn như kỹ thuật nối mạch vi phẫu đầu xa, kỹ thuật giãn tổ chức đang được tiến hành. Ưu điểm của phương pháp giãn tổ chức vạt da cân thượng đòn là có tính thẩm mỹ cao, có thể khâu đóng trực tiếp nơi cho vạt, không yêu cầu trang thiết bị vi phẫu và phẫu thuật viên có kinh nghiệm vi phẫu.Trong bài báo này chúng tôi xin giới thiệu kết quả bước đầu sử dụng phương pháp giãn tổ chức vạt da cân thượng đòn điều trị sẹo vùng cằm cổ ứng dụng trên 7 bệnh nhân với mục đích mở rộng kích thước vạt da cân thượng đòn và tăng tính thẩm mỹ ở vị trí lấy vạt do có thể khâu đóng trực tiếp.
Đặt vấn đề: Phù bạch mạch là tình trạng rối loạn chức năng của hệ bạch huyết, ứ đọng dịch kẽ có chứa các protein trọng lượng phân tử cao gây ra các triệu chứng trên lâm sàng. Điều trị phù bạch mạch phải đảm bảo dẫn lưu được dịch bạch huyết bị ứ đọng về tuần hoàn chung. Phẫu thuật nhằm dẫn lưu dịch bạch huyết từ bạch mạch sang tĩnh mạch (nối bạch mạch - tĩnh mạch) là phương pháp cơ bản nhất điều trị loại bệnh lý này.Đối tượng và phương pháp: 20 bệnh nhân được chẩn đoán phù bạch mạch chi thể qua khám lâm sàng và khảo sát hình ảnh chụp cộng hưởng từ hạt nhân, giai đoạn phù bạch mạch được xác định phân loại theo Hiệp hội Bạch huyết học quốc tế năm 2010, kích thước chi thể bị phù được xác định qua 3 vị trí đo khác nhau.Tiến hành phẫu thuật nối bạch mạch và tĩnh mạch bằng kỹ thuật siêu vi phẫu, các đặc điểm về số lượng bạch mạch, đường kính bạch mạch, số lượng mối nối bạch - tĩnh mạch, kiểu cầu nối được thống kê. Đánh giá kết quả điều trị theo thời gian căn cứ vào sự thay đổi kích thước chi thể bị phù (chỉ số Warren), sự thay đổi của các dấu hiệu lâm sàng, sự hồi phục về chức năng của chi thể.Kết quả: Độ tuổi trung bình mắc bệnh của nữ là 58,18 ± 1,06 tuổi, của nam là 32,5 tuổi, hầu hết các bệnh nhân đều ở giai đoạn II, III của bệnh. Kích thước chi phù lớn hơn trung bình 5 - 7cm so với chi lành khi tiến hành đo ở các vị trí khác nhau. Đường kính bạch mạch trung bình chi trên là 0,67 ± 0,13mm, với chi dưới là 0,56 ± 0,21mm, trung bình là 0,65 ± 0,11mm.Tiến hành từ 2 - 4 mối nối bạch mạch - tĩnh mạch trên mỗi bệnh nhân, kiểu nối tận - tận và tận - bên thường được áp dụng trong khâu nối bạch mạch và tĩnh mạch. Sau phẫu thuật, kết quả tốt > 90% ở cả ba vị trí quan sát theo thời gian (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng), kích thước chi phù giảm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật.Kết luận: Nối bạch mạch - tĩnh mạch là kỹ thuật hiệu quả trong điều trị phù bạch mạch chi thể.
Objectives: To evaluate the flap thinning efficiency for expanding the deep inferior epigastric perforator flap. Subjects and methods: A clinical study was conducted on ten patients (two retrospectives and eight prospectives) with a diagnosis of a massive scar on the chin and neck postburn to cover the scars with a “thin” deep inferior epigastric perforator flap at the Plastic and Reconstructive Aesthetic Surgery Centre, Le Huu Trac National Burn Hospital, from April 2021 to December 2022. Results: Females were predominant in our study (60%). The mean age was 35.4 ± 9.536 years. The DIEP flap has an average length of 27.8 ± 2.74 cm, a maximum of 32 cm, an average width of 12.3 ± 2.54 cm, and a maximum of 18 cm. All flaps (10/10) survived ultimately; the IV area was well supplied with blood; the wound healed primarily; the flap was soft; the flap color matched the skin near the defect; and the flap thinness reduced significantly with the reconstructive requirements. Conclusion: The liposuction technique is a safe, initial technique that showed clinical effectiveness in the ability to thin and expand the deep inferior epigastric perforator flap while ensuring the functions and aesthetics of the flap.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.