Đặt vấn đề: Viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt (Facial corticosteroid addictive dermatitisFCAD) gần đây nổi lên như một vấn đề da liễu đáng quan tâm ở Việt Nam và các nước khác. Hiện tại, còn ít nghiên cứu về nhiễm nấm da dermatophytes trên bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm nấm da dermatophytes trên bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 153 bệnh nhân (17 nam và 136 nữ) đến khám và được chẩn đoán là viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt được tiến hành xét nghiệm soi tươi vi nấm dermatophytes và đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Có 30/153 (19,6%) bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt dương tính với nấm dermatophytes, trong đó tỷ lệ nam giới (41,2%) cao gấp 3,439 lần so với với nữ giới (16,9%). Nhóm bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt sử dụng hoạt chất fluocinolone (34,8%) và betamethasone (33,3%) có tỷ lệ nhiễm nấm da cao nhất, tập trung chủ yếu ở nhóm sử dụng corticosteroid bôi để điều trị các bệnh da (40,0%). Tỷ lệ nhiễm nấm da dermatophytes chiếm ưu thế ở các đối tượng viêm da (28,4%) với giới hạn tổn thương không rõ (51,8%) và mức độ tổn thương nặng (44,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm nấm da dermatophytes trên bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt là khá cao và phụ thuộc vào việc sử dụng corticosteroid bôi để điều trị các bệnh da với triệu chứng thường gặp là đau và rát; tổn thương có giới hạn không rõ và mức độ nặng.
Đặt vấn đề: Thủy đậu là bệnh da nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra với biểu hiện lâm sàng là các mụn nước, mụn nước rốn lõm cùng tồn tại rải rác khắp cơ thể. Bệnh lây truyền do hít phải virus trong giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của thương tổn trên da người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thủy đậu tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2020-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 228 bệnh nhân được chẩn đoán thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2020-2022. Kết quả: Bệnh thường gặp ở nhóm tuổi 20-39 tuổi, ở cả hai giới. Bệnh gặp nhiều nhất vào tháng 1. Đa số trường hợp không rõ yếu tố dịch tễ và chưa chủng ngừa. Triệu chứng sốt chiếm tỉ lệ cao nhất. Tất cả trường hợp có mụn nước, mụn nước rốn lõm và nhiều hơn một loại thương tổn cùng tồn tại trên một vùng da. Thương tổn phân bố rải rác khắp cơ thể. Vị trí gặp nhiều nhất là ở đầu mặt cổ và ở thân mình. Tỷ lệ sẹo của nhóm nhập viện trước 72 giờ so với nhóm nhập viện sau 72 giờ khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Bệnh thuỷ đậu thường gặp ở nhóm tuổi 20-39 tuổi, ở cả hai giới với biểu hiện là mụn nước, mụn nước rốn lõm, thương tổn nhiều lứa tuổi cùng tồn tại, phân bố rải rác khắp cơ thể. Đa số trường hợp không rõ yếu tố dịch tễ và chưa chủng ngừa.
Đặt vấn đề: Chốc là bệnh nhiễm trùng da nông thường gặp ở trẻ em, có tính lây nhiễm cao, rất dễ thành dịch bệnh. Trước đây, điều trị chốc chủ yếu bôi kháng sinh tại chỗ và chỉ dùng kháng sinh uống trong trường hợp bệnh lan rộng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán chưa kịp thời và điều trị chưa phù hợp có thể là nguyên nhân sinh ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus và đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân chốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 74 bệnh nhân chốc đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ. Kết quả: 43 trường hợp bệnh nhân bị chốc có kết quả cấy vi khuẩn dương tính, trong đó có 34 trường hợp phân lập được Staphylococcus aureus (79,6%). S. aureus kháng với nhiều loại kháng sinh trong đó 100% kháng với Penicillin và Erythromycin, kháng Clindamycin,Trimetroprim/Sufamethoxazol, Cefixim và Cefuroxim là 97,1%, kháng Ceftriaxon là 93,5%, còn nhạy với Oxacillin, Amoxicillin/acid clavulanic, Ciprofloxacin, Tetracylin, Vancomycin và Linezolide. Tỷ lệ MRSA là 91,2%. Sau 3, 5 và 7 ngày theo dõi điều trị, bệnh nhân đáp ứng tốt và rất tốt lần lượt là 1,4%, 14,9% và 79,7%. Kết luận: S. aureus gần như kháng toàn bộ với Penicillin, Erythromycin, và vẫn còn nhạy cao với Vancomycin và Linezolid. Phối hợp kháng sinh toàn thân và tại chỗ là liệu pháp hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân chốc trung bình và nặng.
Đặt vấn đề: Bệnh nấm da là một tình trạng nhiễm nấm nông phổ biến nhất do vi khuẩn Dermatophytes gây ra. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm nấm da và đánh giá kết quả điều trị nấm da bằng Itraconazole kết hợp với Ketoconazole. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 153 bệnh nhân nấm da và điều trị bằng Itraconazole liều 100mg uống hai lần mỗi ngày kết hợp bôi Ketoconazole trong 4 tuần cho những bệnh nhân nấm sợi tơ vách ngăn. Kết quả: Độ tuổi trung bình bệnh nấm da là 39,96±19,47 tuổi và nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ 1,47:1. Tỷ lệ nhiễm nấm sợi tơ vách ngăn chiếm cao nhất là 62,7% và được điều trị bởi bác sĩ da liễu ít nhất là 15,6%. Sự tiếp xúc thường xuyên với đất, động vật, lối sống tập thể, sử dụng chung khăn, thường xuyên tiếp xúc với nước, mặc áo quần chật, kín, có bôi thuốc kháng nấm, corticosteroid và cơ địa đổ mồ hôi nhiều có liên quan đến bệnh nấm sợi tơ vách ngăn (p<0,05). Sau 4 tuần điều trị, hầu hết các bệnh nhân có kết quả điều trị khỏi bệnh chiếm 93,8% và không đáp ứng là 6,2% (p<0,001). Kết luận: Phối hợp itraconazole uống và ketoconazole bôi là một trong những lựa chọn hữu hiệu có thể được xem xét để điều trị bệnh nấm da với chi phí hợp lý và dễ thực hiện.
Đặt vấn đề: Viêm da tiết bã là một bệnh lý rối loạn viêm da mãn tính liên quan đến tuyến bã nhờn, phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc từ 1 đến 10% dân số trưởng thành. Nhiều nghiên cứu cho thấy itraconazole có hiệu quả và kiểm soát các triệu chứng tốt hơn các loại thuốc kháng nấm khác. Việc phối hợp itraconazole và thuốc bôi không chứa corticosteroid cho thấy kết quả điều trị khả quan hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị viêm da tiết bã ở người lớn bằng itraconazol phối hợp E-PSORA tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021 - 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 72 bệnh nhân viêm da tiết bã. Các bệnh nhân được khám sàng lọc đủ tiêu chuẩn để sử dụng itraconazole uống và phối hợp thoa E-PSORA trong 6 tuần. Kết quả: Sau 6 tuần có 98,4% bệnh nhân đáp ứng rất tốt với điều trị (p<0,001), không có trường hợp nặng hơn. Các triệu chứng cơ năng và thực thể đều đáp ứng tốt trở lên. Chưa phát hiện có các tác dụng không mong muốn xảy ra của thuốc itraconazol uống và E-PSORA bôi. Kết luận: Phối hợp itraconazol uống và E-PSORA bôi có thể được ưu tiên lựa chọn trong điều trị viêm da tiết bã bởi có hiệu quả điều trị và an toàn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.