Đại cương: Bệnh lý rối loạn tĩnh mạch tiểu khung chiếm 10% nguyên nhân gây đau vùng tiểu khung, thường xảy ra sau đẻ. Triệu chứng đau khi giao hợp, đứng lâu, có kinh trên 6 tháng mà loại trừ các nguyên nhân vùng tiểu khung. Phương pháp hiện tại chủ yếu là giảm đau. Can thiệp nội mạch là phương pháp chủ yếu được sử dụng điều trị bệnh lý này. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh lý rối loạn tĩnh mạch tiểu khung có triệu chứng đau. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi đã thực hiện gây tắc tĩnh mạch buồng trứng ở 15 bệnh nhân (tuổi trung bình, 37,8 tuổi; độ tuổi 30-58) tại Trung tâm Điện Quang, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 1 năm 2022. Trong đó 14 bệnh nhân bằng nút tắc mạch thực hiện bằng keo sinh học hisatocryl và coils, 1 bệnh nhân được gây tắc bằng dù và spongel. Bệnh nhân được đánh giá các thông số trước và sau điều trị 1, 6, 12 tháng: đánh giá triệu chứng đau, mức độ giãn của mạch máu tiểu khung trên siêu âm, MSCT, MRI (chụp thời điểm sau can thiệp 6 tháng). Kết quả: Tỷ lệ thành công kỹ thuật là 100%, theo dõi lâm sàng cho thấy giảm triệu chứng đau trong 14 bệnh nhân (chiếm 94%). Có 01 bệnh nhân triệu chứng giảm ít cần tiếp tục điều trị nội khoa. Không có biến chứng chính sau can thiệp. Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn, hiệu quả điều trị giảm đau trong bệnh lý rối loạn tĩnh mạch tiểu khung.
Đại cương: Hiện tại, phẫu thuật cho những bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có thể tích lớn > 80g vẫn là một thử thách với nhiều biến chứng: chảy máu, hội chứng nội soi,… Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút đông mạch tuyến tiền liệt cho những bệnh nhân có thể tích tuyến > 80g. Phương pháp: 52 bệnh nhân với thể tích tuyến tiền liệt > 80g được tham gia vào nghiên cứu, các bệnh nhân này điều trị nội thất bại và không thích hợp cho phẫu thuật. Nút động mạch tuyến tiền liệt được thực hiện dưới gây tê một bên động mạch đùi phải, vật liệu gây tắc là hạt vi cầu 250 μm và 400μm. Bệnh nhân được đánh giá các thông số trước điều trị và sau điều trị 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng: bảng điểm quốc tể về triệu chứng tuyến tiền tiệt (IPSS), bảng điểm về chất lượng cuộc sống liên quan đến triệu chứng (QoL), lưu lượng dòng tiểu cao nhất (Qmax), lượng nước tiểu tồn dư (PVR), chỉ số chức năng cương dương (IIEF-5) và thể tích tuyến tiền liệt (PV- trên cộng hưởng từ tại thời điểm 3 tháng). Kết quả: Kỹ thuật thực hiện thành công trên 52 bệnh nhân (100%). Lâm sàng cải thiện sau 6 tháng ở các chỉ số IPSS, QoL, Qmax, PVR và thể tích tuyến tiền liệt lần lượt là 74,1 %, 152%, 68,7%, 92,6 %, and 35,5% (sau 3 tháng). Các giá trị trung bình trước và sau can thiệp 6 tháng: IPSS (27,5 và 7,1; P < 0.01), QoL (4,7 và 1,7; P < 0.01), Qmax (7,5 và 18,9; P < 0.01), PVR (65 và 20,3; P < 0.01) và thể tích tuyến tiền liệt trước và sau can thiệp 3 tháng (98,0 và 65; P < 0.01). Chỉ số về chức năng cương dương không thay đổi so với ban đầu. Không có biến chứng nặng xảy ra. Kết luận: Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng trên cho thấy nút động mạch tuyến tiền liệt là một lựa chọn an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, đặc biệt là các bệnh nhân có thể tích tuyến tiền liệt > 80g, thất bại điều trị nội, không thích hợp với phẫu thuật.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị bệnh sốt rét ở bệnh nhân sốt rét điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ 1/2017 –6/2022. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu và tiến cứu từ tháng 01/2017 đến 06/2022 trên 65 bệnh nhân được chẩn đoán sốt rét và điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Kết quả và kết luận: Căn nguyên KSTSR được xác định chủ yếu là P.falciparum (87,7%), P.vivax (10,8%) và P.malariae (1,5%), không gặp đồng nhiễm các loài plasmodium và P.ovale, P.knowlesi. Nguồn lây nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) trong nghiên cứu chủ yếu đến từ các quốc gia khác (91,8%). Đặc biệt, ở các nước châu Phi (84,6%), tại Việt Nam (9,2%). Tỷ lệ sốt rét chưa có biến chứng là 89,2%, có biến chứng là 10,8%. Đặc điểm lâm sàng: sốt rét có cơn sốt (100%), sốt rét chưa có biến chứng biểu hiện da niêm mạc (69%), lách to (17,2%), gan to (8,6%), biểu hiện tiêu hóa (24,1%), cơn sốt rét điển hình là 81%. Sốt rét có biến chứng có biểu hiện da niêm mạc (100%), gan to (80%), biểu hiện thần kinh (57,2%), hô hấp (42,9%), tiêu hóa (42,9%) và tổn thương thận (71,4%), cơn sốt rét điển hình là 85,7%. Mật độ ký sinh trùng chủ yếu <100.000 KST/ml lần lượt là 93,1% và 85,7%. Kết quả điều trị điều trị khỏi bệnh 100% với sốt rét chưa có biến chứng và 85,7% với sốt rét có biến chứng. Thời gian điều trị trung bình của sốt rét chưa có biến chứng và có biến chứng là 7,01 ± 3,01 ngày và 11,7 ± 9,2 ngày. Thời gian hết sốt là 4 ngày, thời gian sạch KST sốt rét sau 4 ngày (88%).
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi các dấu ấn huyết thanh của virus viêm gan B ở các bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính được điều trị bằng Tenofovir. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả dọc kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên các bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm gan vi rút B mạn tính và có chỉ định điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút B Bộ Y tế năm 2019 Kết quả: Kết quả điều trị sau 12 tháng cho thấy tỷ lệ tải lượng HBV DNA dưới ngưỡng ở nhóm bệnh nhân có HBeAg (+) được điều trị bằng TAF cao hơn nhóm được điều trị bằng TDF, lần lượt 53,3% và 52%. Tỉ lệ đạt được chuyển đảo huyết thanh ở nhóm bệnh nhân có HBeAg (+) chuyển thành HBeAg (-) nhưng chưa có Anti-HBe (+) sau 6 tháng và 12 tháng điều trị lần lượt là 14,5% và 32,7%. Tỉ lệ này tăng dần theo thời gian điều trị. So sánh giữa hai nhóm được điều trị bằng TAF và TDF, tỉ lệ này cao hơn ở nhóm được điều trị bằng TAF so với nhóm được điều trị bằng TDF, lần lượt là 16,7% so với 12% sau 6 tháng điều trị và 36,7% so với 28,0% sau 12 tháng điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: TAF tác dụng tốt hơn so với TDF về mặt ức chế vi rút.
Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp can thiệp nội mạch trong điều trị chảy máu sau đẻ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Kết quả được phân tích ở 30 bệnh nhân chảy máu sau đẻ được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 11 năm 2021. Thành công lâm sàng được định nghĩa là ngừng chảy máu sau lần can thiệp đầu tiên mà không cần can thiệp hay phẫu thuật lại. Kết quả: Trong số 30 bệnh nhân có 19 bệnh nhân mổ lấy thai (63,3%), 11 bệnh nhân đẻ thường (37,7%), số lượng khối hồng cầu truyền trung bình là 3,88 đơn vị. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 100%, tỷ lệ thành công trên lâm sàng 83,3% (25 trên 30). Có 5 trường hợp thất bại, 1 trường hợp can thiệp nội mạch lại (3,3%), 2 trường hợp phải phẫu thuật lại (6,7%), 2 trường hợp tử vong (6,7%). Kiểm soát được chảy máu sau can thiệp là 93,3% (28 trên 30). Thời gian hết ra máu âm đạo trung bình là 4,4 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 8,1 ngày. Kết luận: Can thiệp nội mạch cho thấy an toàn và hiệu quả cao trong điều trị chảy máu sau đẻ. Do đó, đây là một biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế cho cắt tử cung cầm máu trong điều trị chảy máu sau đẻ.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.