Mục tiêu: Mô tả hình ảnh nhồi máu não cấp do tắc nhánh M2 động mạch não giữa tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp do tắc nhánh M2 động mạch não giữa tại Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 70.5 tuổi, tỷ lệ nữ/nam = 1.38, điểm NIHSS trung bình lúc nhập viện là 14.26. Thời gian trung bình từ lúc khởi phát đến khi chụp cắt lớp vi tính sọ não là 192.74 ± 124.92 phút. Tỷ lệ quan sát thấy dấu hiệu huyết khối tăng tỉ trọng, xóa ranh giới chất trắng - chất xám, xóa rãnh cuộn não, xóa dải băng thùy đảo lần lượt là 67.6%, 47.1%, 44.1%, 26.5%. Thời gian trung bình từ lúc khởi phát đến khi bắt đầu chụp cộng hưởng từ sọ não là 100.75 ± 43.07 phút. Cả 4/4 bệnh nhân tăng tín hiệu nhu mô não trên DWI, nhưng chỉ có 1/4 bệnh nhân tăng tín hiệu nhu mô não trên FLAIR. Tỷ lệ tắc nhánh M2 bên trái và phải lần lượt là 55% và 45%. Cắt lớp vi tính mạch máu não và xung TOF 3D cộng hưởng từ có độ chính xác 100% trong chẩn đoán vị trí tắc mạch khi so sánh với chụp mạch số hóa xóa nền. Kết luận: Các dấu hiệu hình ảnh xuất hiện trên phim cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ phù hợp với thời gian vào viện của bệnh nhân. Cắt lớp vi tính mạch máu não và xung TOF 3D cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán vị trí tắc mạch khi so sánh với phim chụp mạch số hóa xóa nền.
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi các dấu ấn huyết thanh của virus viêm gan B ở các bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính được điều trị bằng Tenofovir. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả dọc kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên các bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm gan vi rút B mạn tính và có chỉ định điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút B Bộ Y tế năm 2019 Kết quả: Kết quả điều trị sau 12 tháng cho thấy tỷ lệ tải lượng HBV DNA dưới ngưỡng ở nhóm bệnh nhân có HBeAg (+) được điều trị bằng TAF cao hơn nhóm được điều trị bằng TDF, lần lượt 53,3% và 52%. Tỉ lệ đạt được chuyển đảo huyết thanh ở nhóm bệnh nhân có HBeAg (+) chuyển thành HBeAg (-) nhưng chưa có Anti-HBe (+) sau 6 tháng và 12 tháng điều trị lần lượt là 14,5% và 32,7%. Tỉ lệ này tăng dần theo thời gian điều trị. So sánh giữa hai nhóm được điều trị bằng TAF và TDF, tỉ lệ này cao hơn ở nhóm được điều trị bằng TAF so với nhóm được điều trị bằng TDF, lần lượt là 16,7% so với 12% sau 6 tháng điều trị và 36,7% so với 28,0% sau 12 tháng điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: TAF tác dụng tốt hơn so với TDF về mặt ức chế vi rút.
TÓM TẮTMục tiêu: Để phát hiện các bệnh lý của phổi cũng như nốt mờ hay ung thư phổi thì phương pháp chụp cắt lớp vi tính phổicó giá trị chẩn đoán cao. Nhưng các phương pháp thăm khám cát lớp vi tính hiện nay tại bệnh viện lại làm cho bệnh nhân nhiễm xạ quá lớn. Vì vậy trên thế giới hiện nay đã đưa vào phương pháp tầm soát bệnh lý của phổi với phương pháp chụp cắt lớp vi tính liều thấp ( Lung lowdose ). Chính vì thế để giảm liều tia hấp thụ cho bênh nhân.Đối tượng phương pháp nghiên cứu: 300 bệnh nhân được chụp CLVT phổi liều thấp bằng máy CLVT 128 lát cắt hãngHitachi với các thông số 100kV, 35-52.5 mAs, rotation 0.35s picth 1.07 với phần mềm điều chỉnh liều tự động. Nhóm chứnggồm 300 bệnh nhân được chụp CLVT ngực liều bình thường (120kV, 87.5 - 140mAs, rotation 0.35s picth 1.07 với phần mềmđiều chỉnh liều tự động ). Đánh giá chất lượng CLVT ngực ở 2 nhóm bệnh nhân, ghi nhận các thông số nhiễm xạ CTDIvol, DLP,Effectivedose.Kết quả:Về các thông số chụp: kV và mAs ở nhóm SDCT là 120 kV, 87.5 - 140mAs, ở LDCT là 100 kV, 35-52.5 mAs,giảm mAs 66% ở LDCT so với SDCT (p < 0.001). Chất lượng hình ảnh CLVT ngực tương đương ở 2 nhóm (p < 0.05). Giảmliều nhiễm xạ ở nhóm LDCT so với SDCT với CTDIvol chỉ còn 2.3 ± 0.5 mGy (giảm 60 %), DLP 90 ± 18 mGy.cm (giảm 65%) (p < 0.001) Effective dose 0.76 ± 0.22mSv (giảm 65%), (p < 0.001).Kết luận: Chụp CLVT đa dãy lồng ngực liều thấp giúp giảm liều nhiễm xạ cho bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo được chấtlượng hình ảnh.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.