Mục tiêu: Đánh giá thời gian sống thêm bệnh nhân điều trị nút mạch hóa chất bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích hồi cứu trên các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị nút mạch hóa chất từ thàng 7/2017 đến tháng 7/2020 tại Trung tâm Điện quang - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Hồi cứu trên 70 bệnh nhân gồm 64 nam (92.9%) và 6 nữ (7.1%) đã được chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan với độ tuổi trung bình 61.5 ± 11.34 tuổi (từ 32 tuổi đến 83 tuổi). Số lần điều trị trung bình là 4.5±0.4 lần (1-16 lần). Thời gian sống thêm không tiến triển ước tính sau TACE lần đầu và thời gian sống thêm toàn bộ ước tính lần lượt là 29.7±3.3 tháng, 43.3±2.5 tháng. Thời gian sống thêm tích lũy tại thời điểm 1 năm, 2 năm, 3 năm và 5 năm tương ứng là 91.4%, 77.1%, 63.7% và 29.4%. Các bệnh nhân được điều trị cTACE chiếm 67.1% và Deb-TACE chiếm 32.9%. Tỷ lệ kết quả đáp ứng khối u theo mRECIST sau TACE lần đầu với các mức độ đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, bệnh ổn định và bệnh tiến triển lần lượt là 30.0%, 55.7%, 4.3%, 10.0%. Thời gian sống thêm trung bình ước tính ở nhóm đáp ứng và không đáp ứng theo mRECIST sau TACE lần đầu lần lượt là 47.8±2.3 tháng và 12.2±2.7 tháng (p = 0,001). Đáp ứng điều trị mRECIST dự báo sống thêm của bệnh nhân trên phân tích đơn biến (HR=15.13, p=0,000). Đáp ứng điều trị mRECIST là yếu tố tiên lượng sống thêm độc lập (p=0.001) Kết luận: TACE là phương pháp điều trị có hiệu quả tốt, kéo dài thời gian sống thêm của bệnh, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có đáp ứng điều trị. Vì vậy, đáp ứng điều trị theo mRECIST sau TACE là mục tiêu cần đạt được để kéo dài thời gian sống thêm.
Tổn thương gan do hóa chất điều trị ung thư có thể biểu hi ện lan tỏa hoặc khu trú. Tổn thương dạng tăng sản thể nốt khu trú tại gan (FNH – like nodule) là tổn thương lành tính cần phải phân biệt với thứ phát bởi vì điều này ảnh hưởng đến các can thiệp hay điều trị sau đó. Cơ chế chính của sự xuất hiện các nốt này là do sự biến đổi mạch máu ở gan do Oxaliplatin và được gọi là hội chứng tắc nghẽn xoang sinousoid. Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày ca lâm sàng bệnh nhân xuất hiện các nốt dạng FNH sau điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày và hóa chất với phác đồ XELOC (phác đồ có chứa Oxaliplatin).
Tóm tắt: Xuất huyết tiêu hóa do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày trong xơ gan khá thường gặp và có tỷ lệ tửvong cao nếu không điều trị. Búi giãn tĩnh mạch dạ dày khó kiểm soát dưới nội soi, can thiệp nội mạch là phương pháp có hiệuquả cao. Đối với các búi giãn không có shunt vị thận, hoặc shunt vị thận không phù hợp thì can thiệp xuôi dòng là phương phápđược ưu tiên hàng đầu.Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng qua da ở bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa doxơ gan.Đối tượng và phương pháp: 13 bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan có búi giãn tĩnh mạch dạ dày từ tháng 06/2020 đếntháng 06/2021 được can thiệp nút tắc búi giãn xuôi dòng. Búi giãn tĩnh mạch dạ dày được đánh giá trên nội soi, cắt lớp vi tínhđa dãy trước can thiệp, đánh giá hiệu quả ngay sau can thiệp trên hình ảnh chụp mạch số hoá xoá nền DSA (Digital SubtractionAngiography) và cải thiện trên lâm sàng.Kết quả: 13 bệnh nhân với chẩn đoán xơ gan có búi giãn tĩnh mạch dạ dày được can thiệp xuôi dòng qua da, trong đó có3 bệnh nhân được can thiệp kết hợp cả 2 phương pháp nút tắc ngược dòng với hỗ trợ của dù - PARTO (Plug-assisted RetrogradeTransvenous Obliteration) và xuôi dòng ATO (Antegrade Transvenous Obliteration). Kết quả 12/13 bệnh nhân được nút tắc tấtcả các nhánh nuôi, không có trường hợp nào xuất huyết tiêu hóa cấp trong vòng 3 ngày sau can thiệp chiếm 92,31%. 1/12 bệnhnhân nút tắc hoàn toàn các nhánh nuôi có xuất huyết tiêu hóa lại trong thời gian theo dõi > 3 tháng chiếm 8,33%. Có 3 bệnhnhân khám lại sau 3 tháng được nội soi hoặc chụp cắt lớp vi tính cho thấy giảm tình trạng giãn tĩnh mạch dạ dày, không cònxuất huyết tiêu hóa.Kết luận: Can thiệp xuôi dòng là phương pháp hiệu quả ở những bệnh nhân có giãn tĩnh mạch dạ dày nhưng không cóshunt vị thận hoặc shunt vị thận biến đổi không thể thực hiện đơn thuần kỹ thuật ngược dòng.
Tổn thương gan do hóa chất điều trị ung thư có thể biểu hiện lan tỏa hoặc khu trú. Tăng sản thể nốt khu trú tại gan (FNH) là tổn thương lành tính cần phải phân biệt với thứ phát bởi vì điều này ảnh hưởng đến các can thiệp hay điều trị sau đó. Cơ chế chính của sự xuất hiện các nốt này là do sự biến đổi tĩnh mạch cửa ở gan do Oxaliplatin và được gọi là hội chứng tắc nghẽn xoang sinousoid. Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày ca lâm sàng bệnh nhân xuất hiện các nốt FNH sau điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày và hóa chất với phác đồ XELOC (phác đồ có chứa Oxaliplatin).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.