Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng áp dụng tấm Jmat làm giá thể vi sinh (biocarrier) trong hệ thống lọc sinh học ngập nước hiếu khí xử lý nước thải sinh hoạt. Ba mô hình thí nghiệm được thiết kế chiều cao lớp giá thể 0,9 m và ngập hoàn toàn trong nước thải. Các cột lọc được nạp nước thải bằng bơm nhu động với 2 tải nạp lần lượt là 2 m3/m2.ngày và 4 m3/m2.ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý thấp và đạt QCVN 14:2008/BTNMT. Tấm lọc Jmat được sử dụng làm giá thể trong lọc sinh học ngập nước mang lại hiệu suất loại bỏ chất ô nhiễm cao. Hiệu suất xử lý SS là: 95,8%, COD: 92,5%, BOD5: 93,5%, TKN: 94,0%. Nồng độ NO3- đầu ra của mô hình cao hơn đầu vào, cho thấy quá trình nitrate hóa diễn ra tốt. Khi tăng gấp đôi tải nạp thì hiệu suất loại bỏ các chất giảm nhưng các chỉ tiêu SS, PO43-, COD, BOD5, TKN vẫn đạt QCVN 14-MT:2008/BTNMT (loại A). Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tấm Jmat có thể sử dụng làm giá thể vi sinh trong hệ thống lọc sinh học để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng sử dụng ống hút nhựa làm giá thể trong bể lọc sinh học (LSH) ngập nước để xử lý nước thải sinh hoạt. Ống hút nhựa đã qua sử dụng được thu thập và tạo thành khối hình trụ có chiều dài 2,5 cm và đường kính 1,8 cm làm giá thể cho vi sinh vật phát triển thành màng sinh học. Hai mô hình bể LSH được thiết kế giống nhau có kích thước DxRxC là 0,15 m x 0,15 m x 1,2 m. Tổng chiều cao giá thể (0,7 m) được giữ cố định và ngập hoàn toàn trong nước thải, cách đáy bể và mặt thoáng lần lượt 0,25 m. Hai bể LSH được vận hành song song với một bể cấp không khí liên tục có thời gian lưu nước (HRT) lần lượt 5 giờ và 6 giờ và bể còn lại không cấp không khí có HRT lần lượt 6 giờ và 8 giờ. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ các chỉ tiêu TSS, BOD5, COD, N-NO3-, TP, P-PO43- đầu ra của hai bể trong nghiên cứu này đều đạt loại A QCVN 14:2008/BTNMT ngoại trừ chỉ tiêu N-NH4+. Khi HRT của bể LSH có cấp không khí kéo dài 6 giờ thì hiệu suất xử lý tăng và chỉ tiêu N-NH4+ đạt loại B QCVN 14:2008/BTNMT. Bể LSH không cấp không khí có hiệu suất xử lý N-NO3- cao hơn bể có cấp không khí nhưng đối với các chỉ tiêu khác thì ngược lại. Nhìn chung, ống hút nhựa đã qua sử dụng có thể tái sử dụng để làm giá thể vi sinh trong LSH ngập nước để xử lý nước thải sinh hoạt.
Nghiên cứu sử dụng vật liệu đất phèn tiềm tàng nung hấp phụ lân trong nước thải sau túi ủ biogas được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Hai thí nghiệm đều được bố trí ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại: thí nghiệm 1 sử dụng loại đất phèn nung trong điều kiện có oxy và thí nghiệm 2 sử dụng đất phèn nung trong điều kiện không oxy. Khối lượng đất của mỗi loại được sử dụng gồm: 0 g, 5 g, 7,5 g, 10 g, 12,5 g và 15 g. Thời gian phản ứng ở cả hai thí nghiệm là 30 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất phèn tiềm tàng nung không có oxy, hiệu suất hấp phụ khá cao, đạt 98,96% ở nghiệm thức 7,5 g. Trong khi đất phèn tiềm tàng nung có oxy cũng đạt hiệu suất cao nhất ở nghiệm thức 7,5 g đất, nhưng có hiệu suất hấp phụ thấp hơn (86,92 %) so với đất nung không oxy. Kết luận, có thể sử dụng đất phèn tiềm tàng nung trong điều kiện không oxy để hấp phụ lân trong nước thải biogas là tốt nhất.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu suất xử lý của 3 loại vật liệu đệm trong hệ thống lọc sinh học đối với việc kiểm soát các loại khí dễ gây mùi. Mùi hôi được tạo ra bằng cách phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ giàu protein từ nguyên liệu cá và rác thải. Bộ lọc sinh học hấp phụ các khí có mùi vào một màng sinh học và được phân hủy sinh học bởi vi sinh vật thành các hợp chất đơn giản và ít độc hơn. Hệ thống lọc sinh học có hiệu suất loại bỏ mùi khoảng 91-98% đối với khí ammonia (NH3), từ 85% đến 95% đối với khí hydro sunfua (H2S), từ 78% đến 100% đối với khí CO và khoảng 80% đối với khí CO2. Vật liệu đệm compost với mụn xơ dừa có thời gian hấp phụ đạt trạng thái bão hòa sau 45 phút chậm hơn vật liệu đệm compost và compost với than hoạt tính, lần lượt sau 35 phút. Hệ thống lọc sinh học có khả năng xử lý phổ rộng các loại khí gây mùi và thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phỏng vấn 40 hộ có tiếp cận và không có tiếp cận dịch vụ thu gom chất thải của cộng đồng dân cư vùng nông thôn (huyện Vĩnh Thạnh) và vùng trung tâm (quận Cái Răng) của thành phố Cần Thơ. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá vấn đề tiêu thụ, quản lý và tác động của rác thải nhựa đến nhận thức của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức tiêu dùng sản phẩm nhựa là rất đa dạng mặc dù biết chúng có thể gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người dân tái chế/tái sử dụng chất thải nhựa là biện pháp quản lý chất thải và chất thải nhựa trong cộng đồng do không được tiếp cận với dịch vụ thu gom chất thải. Đối với cộng đồng tiếp cận được với dịch vụ thu gom chất thải thì chất thải thường không được phân loại và việc tái sử dụng nhựa không có hệ thống. Đặc biệt, người dân có ý thức tác hại của nhựa và xu hướng sử dụng vật liệu tự nhiên trong sinh hoạt đang trở nên...
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.