Mục tiêu: Đối chiếu hình ảnh siêu âm với kết quả soi buồng tử cung. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 300 bệnh nhân. Kết quả: Trong chẩn đoán quá sản nội mạc tử cung, soi buồng tử cung có độ nhạy là 71%, cao hơn nhiều so với siêu âm (13%). Trong chẩn đoán polype buồng tử cung, soi buồng tử cung có độ nhạy (100%) cao hơn siêu âm (81%). Siêu âm và soi buồng tử cung đều có độ nhạy không cao trong chẩn đoán u xơ tử cung, lần lượt là 67% và 56%.
Mục tiêu; Khảo sát hình thái và liên quan với các cấu trúc cận bên của xoang bướm trên phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy (CLVT). Đối tượng và phương pháp: Gồm 60 bệnh nhân (BN) (tuổi từ 18 đến 92), nam chiếm 35/60 (58,3%) và nữ chiếm 25/60 (41,7%) được chụp CLVT đa dãy sọ não tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, được xử lý bằng phầm mềm Radiant khảo sát dưới 3 mặt phẳng (MP) tái tạo. Chúng tôi khảo sát các loại khí hóa xoang bướm mở rộng: dốc nền, ngách bên, cánh nhỏ, lõm trước và sự lồi, mất thành xương (phơi trần) của các cấu trúc động mạch cảnh trong (ĐMCT), thần kinh thị giác (TKTG), thần kinh hàm trên (TKV2) và thần kinh Vidian (TKVidian) vào xoang bướm. Kết quả: 100% bệnh nhân quan sát được xoang bướm rõ nét trên phim. Tỷ lệ loại khí hóa mở rộng ngách bên và dốc nền đều là 63,3%, loại cánh nhỏ là 30% và loại lõm trước là 20%. Động mạch cảnh trong lồi vào xoang bướm 71,7%, phơi trần 10%. Thần kinh thị giác lồi vào xoang bướm 49,2%, phơi trần 7,5%, Thần kinh hàm trên lồi vào xoang bướm 37,5%, phơi trần 3,3%. Thần kinh vidian lồi vào xoang bướm 44,2%, phơi trần 19,2%. Theo thống kê có sự liên quan giữa khí hóa mở rộng sang bên với lồi ĐMCT (p<0,05), TKV2 (p<0,0001) và TKVidian (p<0,0001); giữa khí hóa mở rộng cánh nhỏ với lồi thần kinh thị giác (p<0,0001). Kết luận: Sự biến đổi hình thái và liên quan của xoang bướm với các cấu trúc cận bên của xoang bướm có xu hướng làm tăng biến chứng phức tạp trong phẫu thuật nội soi vào xoang bướm và các phẫu thuật tuyến yên và vùng quanh yên bằng đường mổ nội soi qua xoang bướm. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết toàn diện về hình thái giải phẫu và liên quan với cấu trúc cận bên xoang bướm.
Đặt vấn đề: Từ các kích thước bàn tay và mối tương quan với chiều dài chi trên, chiều cao đứng và cân nặng, nghiên cứu đã có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực như khảo cổ học, nhận dạng dân tộc, y học lao động… Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa kích thước bàn tay với kích thước chi trên, chiều cao đứng và cân nặng của sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Bình. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 620 sinh viên tuổi từ 18 - 25 trường Đại học Y Dược Thái Bình từ 8/2021 - 3/2022. Kết quả: Các kích thước bàn tay thuộc nhóm chiều dài, chiều rộng, chiều dày và kích thước vòng có liên quan chặt chẽ với từng nhóm; nhóm chiều dài có tương quan vừa với nhóm kích thước về chiều rộng, độ dày hay kích thước vòng bàn tay. Kích thước rộng bàn tay có tương quan vừa với chiều dày và vòng bàn tay. Chỉ số bàn tay trung bình ở nam giới 43,13 ± 2,35 và 42,24 ± 2,17 ở nữ giới, p < 0,05. Phương trình tương quan được thể hiện chặt chẽ giữa chiều cao đứng so với chiều dài bàn tay, dài chi trên, dài xương trụ ở nam giới và dài xương quay ở nữ giới (ở nam giới H = 1,35*Dct + 67,37, nữ giới H = 1,26*Dct + 69,81, với r lần lượt là 0,76 và 0,77), các nhóm khác chỉ đạt tương quan vừa. Kết luận: Có mối tương quan chặt chẽ giữa nhóm kích thước bàn tay; chỉ số bàn tay trung bình ở nam giới là 43,13 ± 2,35; ở nữ giới là 42,24 ± 2,17, p < 0,05; phương trình liên quan chặt chẽ nhất thuộc nhóm chiều cao đứng với dài chi trên. * Từ khóa: Nhân trắc bàn tay; Chi trên; Chiều cao đứng; Cân nặng; Chỉ số bàn tay.
Mục tiêu: Xác định nguyên ủy, kích thước và phân nhánh động mạch chậu trong trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 128 lớp và phân tích ý nghĩa lâm sàng trong các trường hợp biến đổi giải phẫu động mạch. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu và mô tả hồi cứu từ 9/2017 đến 9/2018. Chọn mẫu: 128 tệp ảnh của 128 bệnh nhân với tiêu chuẩn lựa chọn là hình ảnh chụp động mạch chậu rõ nét và các tổn thương hẹp, tắc không quá 50% đường kính lòng động mạch. Kết quả 100% động mạch chậu trong được quan sát trên các tệp ảnh, 127 trường hợp quan sát thấy thân trước, thân sau đạt 100%, các nhánh mạch chỉ quan sát được từ 62% đến 100%. Đường kính động mạch chậu và thân chính là khoảng 3mm, các nhánh có đường kính nhỏ hơn 2mm. Các nhánh mạch có tỷ lệ biến đổi vị trí nguyên ủy từ 0.78% đến 6.82%. Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính 128 lớp là phương tiện có khả năng thể hiện chính xác kích thước, hình thái và các biến đổi giải phẫu động mạch.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và mức độ tuần hoàn bàng hệ (THBH) ở những bệnh nhân tổn thương ba thân động mạch vành (ĐMV). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 41 phim chụp mạch vành qua da ở những bệnh nhân tổn thương 3 thân ĐMV từ tháng 7/2018- tháng 07/2019. Tại Trung tâm Can thiệp tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Trong 41 bệnh nhân tổn thương 3 thân ĐMV thì có 44,4% có THBH mạch vành. Tỉ lệ các mức độ THBH Rentrop 1 đến Rentrop 3 trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu lần lượt là 14,6%, 24,4% và 4,9%. Khi tắc động mạch gian thất trước thì chủ yếu gặp tuần hoàn bàng hệ kiểu F (37.5%). Khi tắc động mạch mũ thì chủ yếu gặp tuần hoàn bàng hệ kiểu D (66.7%). Khi tắc động mạch vành phải thì chủ yếu gặp tuần hoàn bàng hệ kiểu A (60%). Kết luận: Tỉ lệ xuất hiện và mức độ tuần hoàn bàng hệ mạch vành theo thang điểm Rentrop và các kiểu tuần hoàn bàng hệ mạch vành theo phân loại của LeVin 1974.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.