Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con nhỏ về an toàn vệ sinh thực phẩm tại một số tỉnh/thành phố năm 2020-2021. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, điều tra 1.050 phụ nữ mang thai và 1.050 bà mẹ có con dưới 36 tháng tuổi tại 6 tỉnh/thành phố, đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con nhỏ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về an toàn vệ sinh thực phẩm còn thấp và thấp nhất tại tỉnh Đắk Lắk. Đối với phụ nữ mang thai, có 65,0% đạt về kiến thức, 69,1% đạt về thái độ và 65,1% đạt về thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với bà mẹ có con dưới 36 tháng tuổi, có có 75,0% đạt về kiến thức, 54,1% đạt về thái độ và 56,0% đạt về thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con nhỏ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về an toàn vệ sinh thực phẩm còn thấp.
Mục tiêu: mô tả đặc điểm cơ cấu bệnh tật trong các cơ sở y tế của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên năm 2014. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn lựa những hồ sơ bệnh án thỏa mãn các tiêu chí đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Lứa tuổi mắc bệnh phải nhập viện điều trị chủ yếu là từ 20-30 tuổi. Một số bệnh phổ biến thường gặp ở người lớn khi đến bệnh viện là đẻ thường, mổ đẻ, mạo phá thai, sỏi thận, niệu quản, tiêu chảy cấp, u cơ trơn tử cung, viêm phổi, viêm phế quản. Một số bệnh phổ biến ở trẻ em là viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp trên. ngoài ra một số bệnh khác gặp với tỉ lệ cao là chấn thương nội sọ, vỡ xương sọ mặt, vết thương mắt và hốc mắt, vết thương nông đầu. Kết luận: Tuổi mắc các bệnh tật chủ yếu là tuổi trẻ (20-30 tuổi). Ở người lớn bệnh phổ biến thường gặp là đẻ thường, mổ đẻ, nạo phá thai. Ở trẻ em bệnh thường gặp là viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy cấp. Một số bệnh lý khác là các chấn thương nội nọ, vết thương vùng đầu mặt cổ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật.
Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa và tình trạng biến động dân cự tại khu vực Tây Nguyên và đặc điểm bệnh sốt rét. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu có phân tích trên 1680 hộ gia đình tại các tỉnh Kon Tum (600 hộ gia đình), tỉnh Gia Lai (420 hộ gia đình), tỉnh Đắk Lắk (240 hộ gia đình), tỉnh Đắk Nông (420 hộ gia đình) có người bị ốm trong vòng 4 tuần trước ngày điều tra từ 1/1/2017-31/12/2018. Kết quả: Tỷ lệ người di cư mắc bệnh trong vòng 4 tuần cao hơn 42% so với người không di cư. Sau di cư, sức khoẻ của phụ nữ, của nhóm tuổi 44-59 có biểu hiện xấu đi. Bệnh sốt rét có liên quan nhiều đến giao lưu biên giới. Tỷ lệ có KSTSR ở người có giao lưu biên giới (2,21%) cao hơn nhiều ở nhóm không giao lưu biên giới (1,10%). Trong đó, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nhóm người đi theo đường tiểu ngạch (67,98%) cao hơn nhiều nhóm đi qua cửa khẩu (33,02%). Kết luận: Di cư là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh và biểu hiện xấu đi về sức khỏe. Bệnh sốt rét có liên quan đến giao lưu biên giới, đặc biệt là theo con đường tiểu nghạch.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ nhiễm Leptospira tại một số địa bàn trọng điểm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu và xét nghiệm theo phương pháp ELISA phát hiện kháng thế kháng Leptospira trên 21.630 mẫu huyết thanh thu thập từ 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Kết quả: Tỷ lệ người mang kháng thể kháng Leptospira ở cả 3 khu vực là 7,37%. Trong đó, cao nhất là khu vực Tây Nguyên 8,24%, tiếp đến là khu vực Tây Bắc 7,81% và khu vực Tây Nam Bộ 6,05%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p <0,05. Tỷ lệ mang kháng thể kháng Leptospira của nam (8,15%) cao hơn nữ (6,51%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Tỷ lệ người đã nhiễm Leptospira bắt đầu tăng trên 7,65%, ở nhóm tuổi từ 36-55, và tăng cao nhất ở nhóm tuổi từ trên 56 tuổi là: 9,64%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Tỷ lệ Dân tộc Kinh có kháng thể kháng Leptospira là: 8,68% cao hơn dân tộc khác là 6,04 %, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vói p< 0,05. Tỷ lệ người dân có kháng thể Leptospira cao nhất ở đối tượng làm rẫy (8,72%), tiếp đến là quân nhân 7,82% và làm ruộng 6,28%. Các nghề khác có tỷ lệ có kháng thể Leptospira thấp hơn. Đối với nhóm người làm nghề nông nghiệp, quân nhân nguy cơ phơi nhiễm với Leptospira cao hơn so với các ngành nghề khác với p<0,05; OR= 3,96. Kết luận: Tỷ lệ người mang kháng thể kháng Leptospira chung là 7,37%. Có sự khác biệt về tỷ lệ người nhiễm bệnh giữa các khu vực, giới tính, độ tuổi, dân tộc, ngành nghề và khu vực sinh sống.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả một số biện pháp trong phòng chống bệnh dại tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Can thiệp bằng truyền thông, vận động chính sách, huy động sự tham gia của chính quyền, phối hợp y tế - thú y, tăng cường cung cấp dịch vụ y tế và thú. Hiệu quả can thiệp được đánh giá sau 12 tháng can thiệp, so sánh trước sau và với nhóm chứng. Kết quả: Hiệu quả can thiệp làm tăng tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về phòng chống bệnh dại là 40,6%, hiệu quả can thiệp với thái độ là 7,2% và với thực hành phòng chống bệnh dại là 49,4%. Tỷ lệ người dân điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm ở các xã can thiệp tăng. Tỷ lệ bao phủ vắc xin trên đàn chó tại 3 xã can thiệp tăng mạnh sau 12 tháng, chỉ số hiệu quả đạt 96,9%, so với 19,9% ở nhóm chứng. Kết luận: Các giải pháp can thiệp bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong phòng chống bệnh dại.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.