Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa và tình trạng biến động dân cự tại khu vực Tây Nguyên và đặc điểm bệnh sốt rét. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu có phân tích trên 1680 hộ gia đình tại các tỉnh Kon Tum (600 hộ gia đình), tỉnh Gia Lai (420 hộ gia đình), tỉnh Đắk Lắk (240 hộ gia đình), tỉnh Đắk Nông (420 hộ gia đình) có người bị ốm trong vòng 4 tuần trước ngày điều tra từ 1/1/2017-31/12/2018. Kết quả: Tỷ lệ người di cư mắc bệnh trong vòng 4 tuần cao hơn 42% so với người không di cư. Sau di cư, sức khoẻ của phụ nữ, của nhóm tuổi 44-59 có biểu hiện xấu đi. Bệnh sốt rét có liên quan nhiều đến giao lưu biên giới. Tỷ lệ có KSTSR ở người có giao lưu biên giới (2,21%) cao hơn nhiều ở nhóm không giao lưu biên giới (1,10%). Trong đó, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nhóm người đi theo đường tiểu ngạch (67,98%) cao hơn nhiều nhóm đi qua cửa khẩu (33,02%). Kết luận: Di cư là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh và biểu hiện xấu đi về sức khỏe. Bệnh sốt rét có liên quan đến giao lưu biên giới, đặc biệt là theo con đường tiểu nghạch.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ nhiễm Leptospira tại một số địa bàn trọng điểm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu và xét nghiệm theo phương pháp ELISA phát hiện kháng thế kháng Leptospira trên 21.630 mẫu huyết thanh thu thập từ 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Kết quả: Tỷ lệ người mang kháng thể kháng Leptospira ở cả 3 khu vực là 7,37%. Trong đó, cao nhất là khu vực Tây Nguyên 8,24%, tiếp đến là khu vực Tây Bắc 7,81% và khu vực Tây Nam Bộ 6,05%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p <0,05. Tỷ lệ mang kháng thể kháng Leptospira của nam (8,15%) cao hơn nữ (6,51%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Tỷ lệ người đã nhiễm Leptospira bắt đầu tăng trên 7,65%, ở nhóm tuổi từ 36-55, và tăng cao nhất ở nhóm tuổi từ trên 56 tuổi là: 9,64%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Tỷ lệ Dân tộc Kinh có kháng thể kháng Leptospira là: 8,68% cao hơn dân tộc khác là 6,04 %, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vói p< 0,05. Tỷ lệ người dân có kháng thể Leptospira cao nhất ở đối tượng làm rẫy (8,72%), tiếp đến là quân nhân 7,82% và làm ruộng 6,28%. Các nghề khác có tỷ lệ có kháng thể Leptospira thấp hơn. Đối với nhóm người làm nghề nông nghiệp, quân nhân nguy cơ phơi nhiễm với Leptospira cao hơn so với các ngành nghề khác với p<0,05; OR= 3,96. Kết luận: Tỷ lệ người mang kháng thể kháng Leptospira chung là 7,37%. Có sự khác biệt về tỷ lệ người nhiễm bệnh giữa các khu vực, giới tính, độ tuổi, dân tộc, ngành nghề và khu vực sinh sống.
Mục tiêu: Xác định mức độ ô nhiễm một số tác nhân vi sinh vật trong sản phẩm từ sữa cho phụ nữ mang thai tại một số tỉnh/thành phố, năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu chỉ điểm và xét nghiệm 4 chỉ tiêu vi sinh vật thường gặp của 1.500 mẫu sản phẩm từ sữa phụ nữ mang thai đang lưu hành tại 6 tỉnh/thành phố lớn. Kết quả được đối chiếu với Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Kết quả: Sản phẩm từ sữa dành cho phụ nữ mang thai đang lưu hành tại 6 tỉnh/thành phố có nguy cơ ô nhiễm cao nhất là phomat, chất béo và sữa lên men. Vi khuẩn nhiễm nhiều nhất là Listeria monocytogenes. Trong đó, có 6,00% mẫu phomat, 5,0% mẫu Cream dạng lỏng nhiễm E.coli. Có 2,22% mẫu Cream bột nhiễm Staphylococus aureus; 5,56% mẫu sữa bột, 3,0% mẫu phomat nhiễm Salmonella; có 3,33% mẫu bơ, và chất béo, 10,00% mẫu sữa lên men nhiễm Listeria monocytogenes. Kết luận: tình trạng ô nhiễm E.coli, Staphylococus aureus, Salmonella và Listeria monocytogenes vẫn còn xảy ra ở một số sản phẩm từ sữa dành cho phụ nữ mang thai, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Mục tiêu: mô tả thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên năm 2012- 2014. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu, dựa trên số liệu của 69 trạm Y tế xã thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên từ năm 2012-2014 về các chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em. Kết quả: Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy số lượng sản phụ được khám thai có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ khám 1,2 và đủ 3 lần tương ứng tỷ lệ 33,3%, 32,3% và 34,4%. Phần lớn (87,4%) sản phụ được tiêm đủ 2 mũi vác xin phòng uốn ván trước sinh. Tỷ lệ sản phụ sinh tại Trạm đạt thấp 27,6%. Tỷ lệ sản phụ được chuyển tuyến là 25,0%. Tỷ lệ sản phụ sinh tại nhà có nhân viên y tế giúp đỡ (kể cả bà đỡ/mụ vườn) 47,4%. Tỷ lệ được tiêm chủng đầy đủ chung là 90,8%. Tỷ lệ bà mẹ dưới 49 tuổi hiện đang áp dụng 1 biện pháp tránh thai hiện đại chung ở 5 tỉnh là 35,8%. Kết luận: Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại vùng Tây Nguyên ngày càng được quan tâm, từ năm 2012-2014 có sự cải thiện về tỉ lệ khám thai, tiêm phòng vắc xin, phòng uốn ván qua các năm. Tỉ lệ các bà mẹ mang thai được chăm sóc y tế có sự cản thiện đáng kể. Các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ đã chú trọng tới sử dụng biện pháp tránh thai tuy nhiên tỉ lệ còn thấp so với yêu cầu chung của cả nước.
Mục tiêu: Xác định mức độ nhiễm kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật trong một số sản phẩm phomai tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chọn 60 sản phẩm phomat thương mại được tiêu thụ phổ biến nhất tại khu vực nghiên cứu. Trong đó, 30 sản phẩm trong nước và 30 sản phẩm nhập khẩu. Đánh giá mức độ nhiễm một số chỉ tiêu hóa học. Kết quả và kết luận: Nồng độ Chì là 0,011 ± 0,007 mg/kg, nồng độ Asen là 0,237 ± 0,181 mg/kg, nồng độ Cadimi là 0,481 ± 0,371 mg/kg, nồng độ Thủy ngân là 0,024 ± 0,017 mg/kg đối với sản phẩm trong nước. Nồng độ Chì là 0,005 ± 0,007 mg/kg, nồng độ Asen là 0,099 ± 0,14 mg/kg, nồng độ Cadimi là 0,380 ± 0,358 mg/kg, nồng độ Thủy ngân là 0,01 ± 0,014 mg/kg đối với sản phẩm nhập khẩu. Nồng độ Chì vượt giới hạn cho phép ở 2/30 mẫu sản phẩm trong nước, ở 1/30 mẫu nhập khẩu. Nồng độ Asen vượt giới hạn cho phép ở 1/30 mẫu sản phẩm trong nước. Nồng độ Cadimi vượt giới hạn cho phép ở 2/30 mẫu sản phẩm trong nước. Nồng độ Thủy ngân không vượt giới hạn ở tất cả các mẫu xét nghiệm. Nồng độ Carbaryl trong mẫu sản phẩm trong nước là 25,52 ± 16,17 μg/kg, trong mẫu sản phẩm nhập khẩu là 12,67 ± 14,26 μg/kg; nồng độ Endosulfan trong mẫu sản phẩm trong nước là 4,301 ± 2,878 μg/kg, trong sản phẩm nhập khẩu là 3,18 ± 3,40 μg/kg; nồng độ Aldrin và Dieldrin trong mẫu sản phẩm trong nước là 3,47 ± 2,07, trong sản phẩm nhập khẩu là 1,94 ± 2,13 μg/kg. Không ghi nhận mẫu có nồng độ hóa chất bảo vệ thực vật đối với cả sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.