Thực tập là học phần không thể thiếu trong tất cả các chương trình đào tạo và cũng là giai đoạn giúp người học tiếp cận môi trường lao động thực tế. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát hoạt động thực tập của sinh viên Khoa Pháp trong lĩnh vực du lịch trong các năm gần đây nhằm đánh giá và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này. Trước tiên, chúng tôi đã tiến hành phân tích hồ sơ thực tập của sinh viên Khoa Pháp 5 khóa QH2012, QH2013, QH2014, QH2015, QH2016 tốt nghiệp lần lượt vào các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020. Tiếp đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hoạt động thực tập của sinh viên của 5 khóa QH2016, QH2017, QH2018, QH2019, QH2020 (trong đó QH2017 là sinh viên năm thứ 4 và QH2020 là sinh viên năm thứ nhất). Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện khảo sát ý kiến đánh giá của 18 nhà tuyển dụng đại diện 18 doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên Khoa Pháp đến thực tập. Kết quả nghiên cứu giúp chúng tôi có những nhận định khách quan về hoạt động thực tập của sinh viên. Từ đó, giúp chúng tôi đưa ra các đề xuất cải tiến hoạt động thực tập của sinh viên Khoa Pháp lựa chọn ngành nghề du lịch, giúp họ xác định tốt mục đích của thực tập, tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường lao động của họ sau khi tốt nghiệp.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân ung thư và đánh giá mức độ đau trước và sau khi điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc. Có 43 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Kết quả: 4 loại thuốc giảm đau được sử dụng, bao gồm paracetamol, diclofenac, tramadol (opioid yếu) và morphin (opioid mạnh). Kết hợp paracetamol và opioid yếu được sử dụng nhiều nhất (69,8%). Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau trong phác đồ đầu là 21/43 (48,8%). Điểm đau nặng nhất, nhẹ nhất, trung bình, hiện tại đều giảm có ý nghĩa thống kê sau khi bệnh nhân được điều trị. Mức độ đau nặng nhất trong 24 giờ qua giảm 2 điểm. Giảm nhiều nhất là mức độ đau hiện tại (4 điểm). Điểm đau của bệnh nhân đều giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, một số bệnh nhân đau nặng chưa được dùng thuốc giảm đau có tác dụng nhanh và mạnh hơn. Kết luận: Các biện pháp phối hợp thuốc giảm đau đã được áp dụng và bước đầu đánh giá có hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân. Một số trường hợp cần cân nhắc lựa chọn thuốc phù hợp với mức độ đau ban đầu để cho hiệu quả giảm đau sớm hơn.
Từ khóa: Giảm đau, ung thư, chăm sóc giảm nhẹ.
Dữ liệu từ một số quốc gia thu nhập thấp, cho thấy khoảng 80% bệnh nhân chết vì ung thư phải trải qua cơn đau vừa hoặc nặng, kéo dài trung bình 90 ngày. Do đó nghiên cứu về đau, thuốc giảm đau và hiệu quả giảm đau là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú. Đây là nhóm đối tượng mà cán bộ y tế gặp khó khăn trong theo dõi việc điều trị cũng như hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau kê đơn cho bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 219 bệnh án của bệnh nhân ngoại trú có dùng ít nhất một thuốc giảm đau tại Khoa Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021. Kết quả: Khảo sát bệnh án ngoại trú, có 219 đơn thuốc có ít nhất 1 thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau được kê đơn khá đa dạng bao gồm các nhóm thuốc giảm đau non-opioid, opioid yếu và opioid mạnh. Ibuprofen là hoạt chất được kê đơn nhiều nhất chiếm 52,5% tổng số đơn và được kê cho hơn một nửa số bệnh nhân của mẫu (55,3%), codein là thuốc được kê đơn phổ biến thứ 2 với 48,9% số đơn kê. Trong mẫu nghiên cứu, kiểu phối hợp thuốc phổ biến nhất là phối hợp theo bậc 2 (opioid yếu ± giảm đau non-opioid ± hỗ trợ giảm đau) trong thang giảm đau ba bậc của WHO (46,6%). Liều lượng các thuốc giảm đau được kê đơn phù hợp với liều khuyến cáo trong các tài liệu. Kết luận: Các nhóm thuốc giảm đau ung thư dùng cho ngoại trú khá đa dạng. Phối hợp đa phương thức 2 thuốc là phổ biến nhất. Liều lượng các thuốc giảm đau phù hợp với các khuyến cáo, nhưng chế độ liều cần được lưu ý phù hợp hơn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.