Mục tiêu: Mô tả mối liên quan giữa hình thái răng khôn mọc lệch gần với ngoại tiêu chân răng hàm lớn thứ hai hàm dưới trên phim CT Conbeam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân đến khám sức khỏe răng miệng hoặc các bệnh lý liên quan đến vùng Hàm mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội và Trung tâm Kỹ thuật cao Khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội, được chỉ định chụp phim CT Conbeam, trên phim xuất hiện hình ảnh ngoại tiêu chân răng răng hàm lớn thứ hai hàm dưới do răng khôn hàm dưới được đưa vào mẫu nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu, lựa chọn mẫu thuận tiện, các bệnh nhân có phim CT Conbeam thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào mẫu nghiên cứu. Kết quả: Trong số 120 bệnh nhân được đưa vào mẫu nghiên cứu gồm 120 hình ảnh CT Conbeam, phát hiện 122 chân răng hàm lớn thứ hai hàm dưới có xuất hiện ngoại tiêu, về vị trí xuất hiện ngoại tiêu, tỉ lệ ngoại tiêu chiếm tỉ lệ cao nhất ở vị trí 1/3 cổ gồm 82 răng ( 67,2%), tiếp theo là vị trí 1/3 giữa gồm 31 răng ( 25,4%), và thấp nhất là ở vị trí 1/3 chóp gồm 9 răng(7,4%). Về mức độ ngoại tiêu, có 66 răng (54,1%) ngoại tiêu mức độ nhẹ, 44 răng (36,1%) ngoại tiêu mức độ trung bình và 12 răng (9,8%) ngoại tiêu mức độ nặng. Vị trí thường gặp ngoại tiêu chân răng là 1/3 phía cổ và 1/3 giữa chân răng. Ngoại tiêu mức độ nặng thường gặp ở vị trí 1/3 chóp, trong khi các trường hợp ngoại tiêu nhẹ và trung bình thì chiếm phần lớn ở vị trí 1/3 phía cổ và 1/3 giữa chân răng. Kết luận: Có mối liên quan giữa vị trí ngoại tiêu chân răng răng hàm lớn thứ hai hàm dưới với vị trí mọc của răng khôn hàm dưới theo phân loại của Pell và Gregory và mức độ nặng của ngoại tiêu chân răng có liên quan với vị trí ngoại tiêu chân rang.
Mục tiêu: Tổng kết hiệu quả điều trị đóng chóp răng vĩnh viễn bằng Mineral Trioxyde Aggregate (MTA) theo phương pháp tổng quan có hệ thống. Phương pháp: Tổng quan nghiên cứu có hệ thống với nhóm can thiệp sử dụng MTA, nhóm đối chứng sử dụng calcium hydroxide (Ca(OH)2). Trên đối tượng có răng vĩnh viễn chưa đóng chóp vì bệnh lý tủy hoại tử hoặc viêm quanh chóp mạn tính. Kết quả: Thời gian đóng chóp trung bình của nhóm chứng dao động trong khoảng từ 1,35 ± 0,275 tháng đến 3,0 ± 2,9 tháng, trong khi thời gian đóng chóp của nhóm đối chứng dao động từ 1,95 ± 0,45 tháng đến 7,93 ± 2,53 tháng. Số răng hình thành hàng rào tổ chức cứng quanh chóp ở nhóm chứng từ 7 - 29 răng, ở nhóm đối chứng từ 9 - 27 răng. Tỷ lệ đóng chóp thành công trên lâm sàng của các răng ở nhóm MTA dao động trong khoảng từ 90% đến 100%. Tỷ lệ đóng chóp thành công trên lâm sàng của các răng ở các nhóm đối chứng dao động trong khoảng từ 73,30% đến 93,33%. Tỷ lệ đóng chóp thành công trên X-quang của các răng ở nhóm MTA dao động trong khoảng từ 82,4% đến 100%. Tỷ lệ đóng chóp thành công trên X-quang của các răng ở các nhóm đối chứng dao động trong khoảng từ 75% đến 93,33%. Kết luận: Cả hai vật liệu MTA và Ca(OH)2 đều có tỷ lệ đóng chóp thành công trên lâm sàng, tỷ lệ thành công trên X-quang tương tự nhau. Tuy nhiên, về thời gian hình thành hàng rào tổ chức cứng (HRTCC) quanh chóp ở nghiên cứu này của MTA ngắn hơn rõ rệt so với Ca(OH)2.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nang răng sừng hóa bằng phương pháp cắt nang mài xương và cắt nang nạo hóa học theo phương pháp tổng quan hệ thống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp dữ liệu tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật của phương pháp cắt nang mài xương và cắt nang nạo hóa học từ các bài báo, luận văn, luận án trên trang cơ sở dữ liệu Pubmed, EBSCOhost Research Databases, ScienceDirect, thư viện trường Đại Học Y Hà Nội dạng tiếng Anh, tiếng Việt. Kết quả: Nghiên cứu được lấy từ 3 cơ sở dữ liệu chính (Pubmed, Science direct, Cochrane..) thu được tổng cộng 331 nghiên cứu (Pubmed: 191, Science direct: 129, Cochrane: 9, văn bản khác: 2), Sau khi loại bỏ các nghiên cứu trùng lặp (13 nghiên cứu), chúng tôi đã sàng lọc được 321 nghiên cứu. Tiến hành đánh giá tiêu đề, tóm tắt nhằm loại bỏ 276 nghiên cứu không phù hợp. 45 nghiên cứu được xem xét toàn văn dựa trên các tiêu chí đưa vào. Tổng cộng 25 nghiên cứu không phù hợp bị loại bỏ bao gồm 9 nghiên cứu tổng quan, 4 nghiên cứu gồm các ca NBCCS không tách biệt, 6 nghiên cứu không đủ thời gian theo dõi, 3 nghiên cứu số ca nhỏ hơn 10, một nghiên cứu không rõ tỷ lệ tái phát và 2 nghiên cứu không sử dụng phương pháp được chọn. 20 nghiên cứu đủ tiêu chuẩn được đưa vào để phân tích gộp với 591 tổn thương nang răng sừng hoá (PO: 122, CS: 511). Kết quả phân tích gộp cho thấy tỉ lệ tái phát sau điều trị của phương pháp cắt nang mài xương trong phân tích gộp của 8 nghiên cứu là 20% (KTC 95%: 10-31), của phương pháp cắt nang nạo hoá học bằng dung dịch Carnoy sau điều trị nang răng sừng hoá là 6% (KTC 95%: 1,0-12,0). Kết luận: Từ kết quả phân tích gộp cho thấy tỉ lệ gộp tái phát của phương pháp nạo hóa học bằng dung dịch Carnoy cho tỉ lệ tái phát thấp hơn, là phương pháp nên được sử dụng để tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.