Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nội nha răng hàm lớn thứ 2 hàm dưới sử dụng hệ thống trâm xoay kích hoạt bơm rửa và hệ thống lèn nhiệt ba chiều thông qua chỉ số COPI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 35 răng HL2HD của 33 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý tuỷ và bệnh lý chóp răng có chỉ định điều trị nội nha. Điều trị được thực hiện với trâm XP finisher để kích hoạt dung dịch bơm rửa, trám bít hệ thống ống tuỷ bằng kỹ thuật trám sóng liên tục. Kết quả điều trị và theo dõi liền thương trên phim CBCT dựa vào chỉ số COPI và ETTI. Kết quả: Tại thời điểm trong vòng 72h sau điều trị, đa số các trường hợp có kết quả điều trị tốt (88,57%), các trường hợp có kết quả kém phân bố ở tổ hợp kiểu hình có tiên lượng xấu (S3R3D3) đồng thời có chỉ số khối trám bít L3. Tại thời điểm 6-24 tháng sau điều trị, tỉ lệ “Đã lành thương” chiếm 82,86%, “Đang lành thương” chiếm 8,57% và “Không lành thương” chiếm 8,57%; đa số các trường hợp có sự thay đổi kiểu hình của COPI theo chiều hướng tốt với 29 đạt kiểu hình S0R0D0, 6 răng đạt kiểu hình S1R1D1. Kết luận: Răng HL2HD với giải phẫu hệ thống ống tuỷ phức tạp có kết quả điều trị nội nha tốt với kỹ thuật lèn nhiệt trám sóng liên tục và kích hoạt bơm rửa bằng trân XP Finisher. Phim CBCT có giá trị trong theo dõi kết quả điều trị và liền thương quanh chóp qua hai chỉ số ETTI và COPI.
One Curve là hệ thống trâm nội nha NiTi mới nhằm đơn giản hóa quá trình sửa soạn ống tủy với một trâm duy nhất. Do trâm có thiết diện tròn nên hiệu quả sửa soạn trên các ống tủy dạng dẹt cần được đánh giá. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả tạo hình ống tủy của trâm One Curve trên răng hàm nhỏ hàm dưới sử dụng chỉ số ETTI (Endodontically Treated Tooth Index). Đây là nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được thực hiện trên 34 bệnh nhân được điều trị nội nha tại Khoa Điều Trị Theo Yêu Cầu, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, từ 10/2020 đến 10/2021. Các bệnh nhân có răng hàm nhỏ hàm dưới được tạo hình hệ thống ống tuỷ bằng trâm One Curve, trám bít hệ thống ống tuỷ bằng phương pháp lèn nhiệt, các răng được chụp CBCT nội nha sau điều trị và đánh giá bằng chỉ số ETTI. Kết quả cho thấy có 97,73 % ống tủy được điều trị có tiên lượng tốt theo chỉ số ETTI, do đó hệ thống trâm One Curve có hiệu quả trong việc sửa soạn ống tủy ở các răng hàm nhỏ hàm dưới.
Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang của răng viêm quanh chóp tại Bệnh viện Răng HàmMặt Trung Ương Hà Nội năm 2022; (2). Đánh giá kết quả điều trị nội nha một lần hẹn trên nhómrăng nghiên cứu.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 50bệnh nhân và 77 răng có chẩn đoán viêm quanh chóp cấp và mạn tính chưa điều trị nội nha.Kết quả: 92% bệnh nhân không đau sau khi trám bít ống tuỷ. Tỉ lệ Đã lành thương là 78.05%, đanglành thương 21.95%, không có ca không lành thương. Kiểu hình S0D0R0 chiếm 78,05% sau điều trị.Trong quá trình điều trị không có ca bệnh gặp biến chứng điều trị.Kết luận: Điều trị nội nha trong một lần hẹn đối với các răng có bệnh lý viêm quanh chóp cấp và mạntính mang lại hiệu quả lành thương tốt sau 06 tháng theo dõi. Ngoài ra, việc kết thúc điều trị trongmột lần hẹn giúp giảm tỉ lệ đau sau điều trị.
Mục tiêu: Tổng kết hiệu quả điều trị đóng chóp răng vĩnh viễn bằng Mineral Trioxyde Aggregate (MTA) theo phương pháp tổng quan có hệ thống. Phương pháp: Tổng quan nghiên cứu có hệ thống với nhóm can thiệp sử dụng MTA, nhóm đối chứng sử dụng calcium hydroxide (Ca(OH)2). Trên đối tượng có răng vĩnh viễn chưa đóng chóp vì bệnh lý tủy hoại tử hoặc viêm quanh chóp mạn tính. Kết quả: Thời gian đóng chóp trung bình của nhóm chứng dao động trong khoảng từ 1,35 ± 0,275 tháng đến 3,0 ± 2,9 tháng, trong khi thời gian đóng chóp của nhóm đối chứng dao động từ 1,95 ± 0,45 tháng đến 7,93 ± 2,53 tháng. Số răng hình thành hàng rào tổ chức cứng quanh chóp ở nhóm chứng từ 7 - 29 răng, ở nhóm đối chứng từ 9 - 27 răng. Tỷ lệ đóng chóp thành công trên lâm sàng của các răng ở nhóm MTA dao động trong khoảng từ 90% đến 100%. Tỷ lệ đóng chóp thành công trên lâm sàng của các răng ở các nhóm đối chứng dao động trong khoảng từ 73,30% đến 93,33%. Tỷ lệ đóng chóp thành công trên X-quang của các răng ở nhóm MTA dao động trong khoảng từ 82,4% đến 100%. Tỷ lệ đóng chóp thành công trên X-quang của các răng ở các nhóm đối chứng dao động trong khoảng từ 75% đến 93,33%. Kết luận: Cả hai vật liệu MTA và Ca(OH)2 đều có tỷ lệ đóng chóp thành công trên lâm sàng, tỷ lệ thành công trên X-quang tương tự nhau. Tuy nhiên, về thời gian hình thành hàng rào tổ chức cứng (HRTCC) quanh chóp ở nghiên cứu này của MTA ngắn hơn rõ rệt so với Ca(OH)2.
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của phối hợp phương pháp chọc hút tế bào sử dụng bảng điểm BETHESDA và phương pháp siêu âm sử dụng bảng điểm ACR_TIRADS trong chẩn đoán nhân ung thư tuyến giáp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 512 nhân giáp ở 497 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học thông qua phẫu thuật gồm: 104 nhân giáp lành tính, 408 nhân giáp ác tính. Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2019 đến tháng 8/2020. Phương tiện nghiên cứu: Kính hiển vi vật kính 40, máy siêu âm GE S7 (Hàn Quốc), Labo chọc hút tế bào dưới siêu âm, labo giải phẫu bệnh. Kết quả: Nghiên cứu 512 nhân giáp trên 497 bệnh nhân, 408 nhân giáp ác tính và 104 nhân giáp lành tính. Kết quả tế bào học (theo phân loại Bethesda 2017): Bethesda 1 chiếm 4,5%, Bethesda 2 chiếm 16,2%, Bethesda 3 chiếm 12,1%, Bethesda 4 chiếm 3,3%, Bethesda 5 chiếm 60,6%, Bethesda 6 chiếm 3,7%. Kết quả siêu âm theo phân loại Tirads (Hoa Kỳ, 2017): TR1 chiếm 0,0%, TR2 chiếm 3,1%, TR3 chiếm 11,7%, TR4 chiếm 23,6%, TR5 chiếm 61,3%. Chẩn đoán nhân ung thư giáp bằng phương pháp FNA có độ nhạy 78,4%, độ đặc hiệu là 59,6%, độ chính xác của chẩn đoán là 74,6%. Kết hợp phương pháp chọc hút tế bào và phương pháp siêu âm, chẩn đoán nhân ung thư giáp có độ nhạy 95,3%, độ đặc hiệu 37,3%, giá trị chẩn đoán đúng 89,6%. Kết luận: Kết hợp phương pháp chọc hút tế bào và phương pháp siêu âm làm tăng giá trị chẩn đoán nhân ung thư giáp với độ nhạy 95,3%, độ đặc hiệu 67,3%, giá trị chẩn đoán đúng 89,6%.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.