Tổn thương khí - phế quản là một hình thái nặng và hiếm gặp, tổn thương này có thể gặp trong chấn thương ngực, vết thương ngực hoặc do tai biến bởi thày thuốc gây ra. Vỡ khí phế quản được chia thành nhiều mức độ khác nhau. Đối với mức độ tổn thương nặng, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng do các rối loạn hô hấp và tuần hoàn. Đối với mức độ tổn thương nhẹ hơn, chẩn đoán có thể khó dẫn đến điều trị kéo dài, khó thành công và có các biến chứng khác.Chẩn đoán và xử trí sớm giúp làm giảm các biến chứng và tránh mất chức năng của phổi tổn thương. Chúng tôi mô tả một trường hợp lâm sàng được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật vỡ phế quản chính trái thành công tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tháng 4 năm 2021, đồng thời nhìn lại y văn.
Phẫu thuật điều trị phồng động mạch chủ trên thận và phồng động mạch chủ ngực bụng là phẫu thuật phức tạp, nguy cơ biến chứng cao1,2. Phương pháp hybrid, dựa trên sự phối hợp giữa phẫu thuật và can thiệp nội mạch bằng ống ghép nội mạch (stent graft) ra đời và được kỳ vọng là một phương án thay thế cho phẫu thuật và can thiệp nội mạch đơn thuần3. Tuy nhiên, các kết quả thực tế có được khá thay đổi3. Kỹ thuật này do đó chủ yếu được áp dụng đối với những trường hợp có nguy cơ phẫu thuật cao. Chúng tôi phân tích 2 trường hợp lâm sàng áp dụng phương pháp hybrid tại Bệnh viện Việt Đức tháng 6 năm 2021 đồng thời nhìn nhận lại một số đặc điểm về phương pháp này.
Đặt vấn đề: Phồng động mạch chủ bụng vỡ là biến chứng hay gặp nhưng cũng nặng nề nhất với tỉ lệ tử vong rất cao của nhóm bệnh lý phồng động mạch chủ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu chuyên sâu với số lượng lớn nào được thực hiện ở Việt Nam về nhóm bệnh lý này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định phồng động mạch chủ bụng dưới thận vỡ, đã được điều trị bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, từ 01/2015 đến 05/2021. Kết quả: Có tổng số 60 bệnh nhân được phẫu thuật, tuổi trung bình 67,5 ± 11,12 tuổi; thời gian từ lúc bắt đầu xuất hiện triệu chứng đến lúc được nhập viện 13,3 ± 11,72 giờ; 95% bệnh nhân có đau bụng, 90% khám thấy khối phồng. Phồng hình thoi chiếm 90%, kích thước trung bình 66,8 ± 16,13 mm. Có 86,7% bệnh nhân được thay đoạn mạch nhân tạo chữ Y với thời gian phẫu thuật trung bình 219,3 ± 60,49 phút. Tỉ lệ tử vong sớm 13,3%, tổng tỉ lệ tử vong 28,3%. Kết luận: cần theo dõi và điều trị sớm đối với những trường hợp phát hiện phồng động mạch chủ bụng nhằm hạn chế các biến chứng với tỉ lệ tử vong cao.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật kinh điển điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận ở các bệnh nhân mổ có kế hoạch giai đoạn 2018-2020 tại trung tâm tim mạch và lồng ngực - bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định phồng động mạch chủ bụng dưới thận có hoặc không phồng động mạch chậu kèm theo đã được điều trị bằng phẫu thuật có kế hoạch tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 01/2018 đến 12/2020. Kết quả: Có tổng số 62 bệnh nhân được phẫu thuật, nam giới chiếm 72,6% (45), tuổi trung bình 67,1 ± 1,27 tuổi (36– 82). Có 45 (72,6%) bệnh nhân sờ thấy khối đập theo nhịp mạch ở bụng. Cao huyết áp gặp ở 45(72,6%) bệnh nhân. Phồng hình thoi chiếm 95,2%, kích thước khối phồng trung bình 53,2 ± 1,35 mm (28-110). Có 56 (90,3%) bệnh nhân được thay đoạn động mạch chủ chậu bằng mạch nhân tạo chữ Y, 6 (9,7%) được thay đoạn động mạch chủ bụng đơn thuần. Thời gian phẫu thuật trung bình 204,9 ± 46,2 phút (120 - 360). Không có bệnh nhân tử vong sớm sau mổ. Có 4 (6,5%) bệnh nhân phải mổ lại: 3(4,8%) do tụ máu sau phúc mạc, 1(1,6%) do hoại tử đai tràng. Kết luận: Phẫu thuật phồng động mạch chủ bụng dưới thận có kế hoạch tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2018-2020 là phẫu thuật an toàn với tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp, không có bệnh nhân tử vong sau mổ.
Đặt vấn đề: Thông báo và nhận xét kết quả bước đầu sử dụng phương pháp sinh thiết cơ tim trong theo dõi và chẩn đoán thải ghép trên bệnh nhân sau ghép tim đồng loài tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, hồi cứu bệnh nhân đã được tiến hành sinh thiết cơ tim trong tổng số 39 trường hợp ghép tim tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả: 03 bệnh nhân gồm 2 nam, 1 nữ, tuổi trung bình 43 tuổi. Chỉ định sinh thiết cơ tim trong cả 03 trường hợp là người bệnh sau ghép tim có biểu hiện lâm sàng của thải ghép. Giải phẫu bệnh sau sinh thiết của 3 bệnh nhân cho thấy có thải ghép ở các mức độ khác nhau trên nhuộm soi tiêu bản và hoá mô miễn dịch. Các bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị Steroid liều cao theo phác đồ điều trị thải ghép dựa trên phân độ thải ghép của tổ chức ghép tim phổi thế giới – ISHLT 2004: cải thiện triệu chứng lâm sàng, cải thiện huyết động, ngừng các thuốc trợ tim, lợi tiểu tĩnh mạch và xuất viện sau 4 tuần điều trị. Không có biến chứng nghiêm trọng ghi nhận sau sinh thiết, 1 bệnh nhân phát hiện rò mạch vành sau sinh thiết 6 tháng khi chụp mạch vành kiểm tra định kỳ nhưng không có biểu hiện lâm sàng và không cần can thiệp. Kết luận: Bước đầu ứng dụng sinh thiết cơ tim trong chẩn đoán thải ghép tim tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giúp chẩn đoán xác định mức độ thải ghép, định hướng điều trị cho các ca thải ghép sau phẫu thuật ghép tim.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.