Tóm tắt: Tỉnh Quảng Trị hiện có trên 20.000 ha cây cao su, trong đó diện tích cao su kinh doanh là 9.000 ha. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 10.000 tấn phân vô cơ và hàng chục nghìn tấn phân hữu cơ cho cây cao su. Tuy nhiên, kết quả điều tra bằng phương pháp RRA tại 105 hộ dân thuộc 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ cho thấy việc sử dụng phân bón cho cây cao su trên địa bàn còn chưa hợp lý, thiếu cơ sở, hiệu quả thấp. Các hộ bón phân có sự khác nhau giữa các huyện, đa số (90 % số hộ) bón không đúng khuyến cáo của các nhà khoa học và quy trình kỹ thuật của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Lượng phân bón biến động rất lớn, có những hộ không sử dụng phân bón nhưng một số hộ sử dụng quá nhiều phân bón (có hộ sử dụng đến 184 kg N, 96 kg P2O5, 120 kg KCl/ha, 10 tấn phân chuồng, tức là gấp đôi so với quy trình). Chỉ rất ít hộ (10 % số hộ) bón gần với tỷ lệ khuyến cáo theo quy trình (1:0,44:1), còn lại bón phân không theo tỷ lệ hợp lý, dẫn đến tương quan giữa lượng phân bón với năng suất yếu, gây lãng phí. Kết quả tổng hợp từ phân tích 90 mẫu đất, mẫu lá trên các vườn cao su tiểu điền cho thấy tương quan dinh dưỡng giữa các nguyên tố khoáng trong lá với năng suất chặt nên cho phép sử dụng hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá để chẩn đoán dinh dưỡng và đưa ra liều lượng phân bón thích hợp. Từ khoá: phân bón, cao su kinh doanh, năng suất cao su, dinh dưỡng lá 1 Đặt vấn đề Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 4.740 km 2 với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc phát triển cây cao su. Diện tích cao su hiện có trên địa bàn tỉnh là 20.000 ha, trong đó diện tích cao su đại điền là 5.100 ha, tiểu điền là 14.900 ha; diện tích cao su đã đưa vào kinh doanh là 9.000 ha; sản lượng ước đạt 13.000 tấn (năng suất bình quân ước đạt 1,45 tấn/ha/năm). Để duy trì vườn cây và ổn định năng suất, mỗi năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 10.000 tấn phân vô cơ và hàng chục nghìn tấn phân hữu cơ để bón cho cây cao su. Tuy nhiên, những dẫn liệu cơ bản về loại phân bón, liều lượng, tỷ lệ phân bón, mối liên hệ giữa phân bón và năng suất của cây cao su trên các loại đất chủ yếu tại Quảng Trị hiện chưa được nghiên cứu, đặc biệt là với cao su tiểu điền, dẫn đến việc sử dụng phân bón đang mang tính tự phát, thiếu cơ sở, hiệu quả chưa cao.
Bài báo này nhằm mục đích đánh giá tình hình giao đất và sử dụng đất lâm nghiệp tại một số xã của huyện Tây Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang đã giao cho 56 cộng đồng làng với tổng diện tích là 41.923,15 ha đất để quản lý, bảo vệ. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình là 6.930,13 ha (chiếm 8,26% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện). Diện tích đất lâm nghiệp giao cho người dân sử dụng ở xã Avương cao hơn so với xã Axan. Tuy vậy, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn ở cả hai xã, đặc biệt là ở xã Axan chiếm gần ½ tổng diện tích đất tự nhiên. Mức độ đầu tư để phát triển sản xuất ở tất cả các hộ được điều tra của hai xã đều tăng lên nhưng với số lượng không đáng kể và còn thô sơ, chủ yếu là do Nhà nước hỗ trợ như giống cây trồng và phân bón. Sau khi giao đất lâm nghiệp số hộ có tivi, xe máy, xây nhà mới đều tăng ở cả hai xã. Thu nhập bình quân/ người/tháng ở cả hai xã đều tăng và xã Avương tăng cao hơn so với xã Axan.Từ khóa: đất lâm nghiệp, giao đất, sử dụng đất, dân tộc thiểu số, Tây Giang
Rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh có diện tích là 22,1 ha, phân bố tại vùng cửa sông và các bãi ngập triều cao với thành phần gồm 23 loài của 17 họ thực vật. Các loài chủ yếu như Trang, Giá, Đước, Vẹt dù chiếm ưu thế về tổ thành. Các nhân tố sinh thái như độ mặn nước, chế độ thủy triều và thể nền có ảnh hưởng đến sự phân bố loài và khả năng sinh trưởng của rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh. Rừng ngập mặn vùng cửa sông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống đê điều và đóng góp đáng kể cho sinh kế của cộng đồng. Việc bảo vệ và phục hồi tài nguyên RNM sẽ cải thiện đáng kể cho đời sống của người dân trong khu vực và sẽ góp phần ứng phó biến đổi khí hậu cho vùng ven biển miền Trung.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.