Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình tích tụ và tập trung đất đai ở địa phương. Kết quả cho thấy đất chuyên lúa, đất chăn nuôi tổng hợp và đất nuôi trồng thủy sản là các loại hình sử dụng đất điển hình. Mô hình lúa -cá -vịt cho giá trị gia tăng đạt 81,27 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình cá -vịt đạt 64 triệu đồng/ha/năm. Đất chuyên lúa có giá trị gia tăng tăng gấp 1,97 lần so với trước tích tụ và tập trung đất. Mô hình nuôi cá cho thu nhập 860 nghìn đồng/công, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Như vậy, quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đã tạo nên các loại hình sử dụng đất mới mang lại hiệu quả cao. Từ khóa: Bố Trạch, hiệu quả sử dụng đất, loại hình sử dụng đất, nông nghiệp, tích tụ, tập trung đất đai 1 Đặt vấn đề Đất đai là một trong bốn yếu tố đầu vào quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Áp lực của gia tăng dân số và sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ cùng với quá trình đô thị hóa làm giảm quỹ đất. Hệ thống quản lý và phương thức trồng trọt là những yếu tố quan trọng trong việc đẩy mạnh năng suất ở các nước đang phát triển. Cơ cấu của ngành nông nghiệp của mỗi nước đều rất khác nhau. Nguyên nhân chính là lịch sử phát triển, nhưng cơ cấu cũng có sự giống nhau ở chỗ hạn chế tăng năng suất. Ở nhiều nước, quy mô canh tác rất nhỏ và đất đai manh mún. Một trong những thách thức lớn nhất trong giải quyết vấn đề tăng trưởng nông nghiệp ở các quốc gia có tình trạng manh mún và phân tán đất đai cao là đẩy mạnh tích tụ và tập trung ruộng đất [9]. Ở Việt Nam, do lịch sử để lại nên bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ nhỏ và phân tán nên việc tổ chức quản lý và sử dụng quỹ đất quy mô nhỏ, manh mún là rất khó khăn và không thể sản xuất tập trung với hiệu quả cao. Vì vậy, để tổ chức và sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo được tính bền vững trong công cuộc công nghiệp hóa -hiện đại hóa thì cần thiết phải đưa ra những giải pháp thiết thực. Một trong những giải pháp quan trọng và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay là tích Nguyễn Thế Vinh và CS. Tập 128, Số 3A, 2019 9. Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2011), Báo cáo phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phân mảnh ruộng đất và các tác động tại Việt Nam.10. Uỷ ban nhân dân huyện Bố Trạch (10/01/2007), Báo cáo số 02/BC-UBND của UBND huyện Bố Trạch về Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Bố Trạch. Abstract: This study evaluates the effectiveness of agricultural land use before and after the accumulation and concentration of land in Bo Trach district, Quang Binh province. The authors utilize the method of survey and interview to collect and process data related to the criteria for evaluating the effectiveness of land use in the process of land accumulation and concentration...
Tóm tắt: Quảng Điền là huyện có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, song lại chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ tại các xã bị ảnh hưởng với số lượng mẫu được xác định theo công thức Slovin. Dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu B2 đến năm 2020 của của Bộ TNMT cho tỉnh TT Huế, đã xác định được diện tích đất bị ngập tăng lên 115,20 ha và hạn hán tăng 15,20 ha. Để thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện ngập và hạn hán, trên cơ sở đánh giá sự thích ứng của các mô hình sử dụng đất, Quảng Điền cần bố trí chuyển mục đích sử dụng diện tích đất bị ngập là 57,60 ha và đất khô hạn là 9,12 ha. Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất, nghiên cứu này cũng giúp chính quyền địa phương có những định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.Từ khóa: sử dụng đất nông nghiệp, ngập lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu, Quảng Điền
Đánh giá khả năng thích hợp đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quy hoạch sử dụng đất và bố trí cây trồng của địa phương. Nghiên cứu này đã tiến hành chồng ghép các bản đồ đơn tính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thành lập bản đồ đơn vị đất đai. Kết quả đã phân lập được 20 đơn vị đất đai trên bản đồ để đánh giá khả năng thích hợp cho 2 loại hình sử dụng đất trồng ngắn ngày chính gồm lúa và sắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đã có sự thay đổi cả hiện tại và tương lai của các đơn vị bản đồ đất đai về mức thích hợp S1, S2 và S3 ở 2 loại hình sử dụng đất. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ rõ không có sự thay đổi các đơn vị bản đồ đất đai hiện tại và tương lai ở mức không thích hợp N của cả 2 loại hình sử dụng đất trồng lúa và trồng sắn. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý địa phương lựa chọn các loại hình sử dụng cây trồng bố trí trên các đơn vị đất đai nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, kết quả của nghiên cứu này cũng là một tài liệu quan trọng cho việc quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2013-2020 của thị trấn. Từ khóa: thích hợp đất đai, đơn vị bản đồ đất đai, loại hình sử dụng đất, thị trấn Ea Súp.
Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ những đặc điểm và những thách thức trong quản lý, bảo tồn đất ngập nước (ĐNN) tại vùng cửa sông Ô Lâu (CSÔL), tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết hợp phương pháp phỏng vấn nông hộ, phỏng vấn cán bộ với phương pháp bản đồ, GIS, viễn thám đã cho thấy, vùng CSÔL có diện tích khoảng 11.000 ha, trong đó, vùng lõi có diện tích là khoảng 433 ha. Theo tiêu chuẩn phân loại ĐNN của Việt Nam, khu vực này có 3 nhóm chính là i) nhóm ĐNN biển và ven biển; ii) nhóm ĐNN nội địa; và iii) nhóm ĐNN nhân tạo. Hiện nay, người dân vẫn đang khai thác các nguồn tài nguyên của vùng CSÔL cho các hoạt động sinh kế. Khoảng 99,6 ha cây bụi tại các bãi bồi đã bị thay thế bởi các loại cây nông nghiệp. Tài nguyên, cảnh quan ĐNN tại CSÔL đang bị biến đổi mạnh mẽ và chức năng sinh thái của khu vực này cũng đang bị suy giảm mạnh. Để phục hồi các chức năng của vùng CSÔL, cần nhiều giải pháp từ cả chính quyền địa phương, người dân và các nhà khoa học. Trong đó, quan trọng nhất là nhận thức của người dân và ý chí của các cấp quản lý trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển của vùng. ABSTRACT This study aimed at determining the O Lau river’s wetlands (OLRW) characteristics and identifying challenges in wetland management and conservation. By using various methods such as households and local government’s staff interview, mapping, geographic information system (GIS), remote sensing, the research results showed that the OLRW was about 11.000 hectares in which its core zone was about 433 hectares. Following Vietnam’s classification of wetlands, OLRW has three main categories, namely: i) marine and coastal wetlands; ii) inland wetlands; and iii) man-made wetlands. Currently, inhabitants are exploiting OLRW’s natural resources for their livelihood activities. Approximately 99,6 hectares of shrub-dominated wetlands were replaced by agricultural crops. OLRW’s natural resources and landscape have been destroying by human’s activities. In addition, its ecological function has also been reducing. For OLRW’s ecological functional resilience, it is necessary for the local government, inhabitants and sicientists to take countermeasures. The most important keys are inhabitants’ perception and local government’s mind in deciding to make of the development of the strategic plans.
Bài báo này nhằm mục đích đánh giá tình hình giao đất và sử dụng đất lâm nghiệp tại một số xã của huyện Tây Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang đã giao cho 56 cộng đồng làng với tổng diện tích là 41.923,15 ha đất để quản lý, bảo vệ. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình là 6.930,13 ha (chiếm 8,26% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện). Diện tích đất lâm nghiệp giao cho người dân sử dụng ở xã Avương cao hơn so với xã Axan. Tuy vậy, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn ở cả hai xã, đặc biệt là ở xã Axan chiếm gần ½ tổng diện tích đất tự nhiên. Mức độ đầu tư để phát triển sản xuất ở tất cả các hộ được điều tra của hai xã đều tăng lên nhưng với số lượng không đáng kể và còn thô sơ, chủ yếu là do Nhà nước hỗ trợ như giống cây trồng và phân bón. Sau khi giao đất lâm nghiệp số hộ có tivi, xe máy, xây nhà mới đều tăng ở cả hai xã. Thu nhập bình quân/ người/tháng ở cả hai xã đều tăng và xã Avương tăng cao hơn so với xã Axan.Từ khóa: đất lâm nghiệp, giao đất, sử dụng đất, dân tộc thiểu số, Tây Giang
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.