Bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em. Phẫu thuật nội soi ổ bụng thắt ống phúc tinh mạc qua da với sự hỗ trợ của rọ Dormia lấy chỉ có nhiều ưu điểm và giảm chi phí so với việc sử dụng kim chuyên dụng. Vì vậy, để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của phương pháp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 50 trẻ được phẫu thuật bằng phương pháp này. Kết quả cho thấy, độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 6,5 ± 7,7 tuổi. Thời gian phẫu thuật trung bình là 30,2 ± 15,6 phút, một bên là 23,2 ± 13,7 phút, hai bên là 31,7 ± 14,8 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể ngồi dậy, vận động tại giường được sau 5,7 ± 1,0 giờ, bệnh nhân đi lại chậm quanh phòng được sau 13,1 ± 1,9 giờ, thời gian nằm viện trung bình là 26,4 ± 12,8 giờ. Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật sau 3 và 6 tháng, tất cả trường hợp đều đạt kết quả tốt, không phát hiện biến chứng hoặc tái phát. Do vậy, phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng thắt ống phúc tinh mạc qua da sử dụng rọ Dormia hỗ trợ là phương pháp hiệu quả, an toàn, ít xâm lấn, thẩm mỹ và dễ dàng thực hiện.
Nghiên cứu được thực hiện trên 2.867 nam giới trên 45 tuổi đến khám tại Khoa Nam học và Y học giới tính bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm khảo sát thể tích tuyến tiền liệt và mối liên quan giữa thể tích tuyến tiền liệt với các triệu chứng đường tiểu dưới. Kết quả cho thấy thể tích tuyến tiền liệt trung bình là 24,2 ml. Kích thước tuyến tiền liệt tăng theo tuổi và tăng cao ở nhóm bệnh nhân có triệu chứng đường tiểu dưới. Sau 10 năm thể tích tuyến tiền liệt sẽ tăng lên 4,3 ml (p < 0,001). Mô hình hồi quy logistic đa biến về giá trị dự đoán các triệu chứng đường tiểu của tuổi và thể tích tuyến tiền liệt cho thấy cứ tăng lên 10 ml thể tích tuyến tiền liệt thì: tỷ số khả dĩ (OR) có triệu chứng đường tiểu dưới tăng lên 1,2 lần (p < 0,001), tỷ số khả dĩ (OR) có hội chứng kích thích tăng lên 1,2 lần (p < 0,001), tỷ số khả dĩ (OR) có hội chứng tắc nghẽn tăng lên 1,3 lần (p < 0,001). Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy trên quần thể nam giới trên 45 tuổi đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội thì thể tích tuyến tiền liệt có liên quan với tuổi và các triệu chứng đường tiểu dưới và thể tích tuyến tiền liệt là một yếu tố độc lập có giá trị dự đoán sự xuất hiện của triệu chứng đường tiểu dưới.
Lao mào tinh hoàn đơn độc là một trong những bệnh cảnh hiếm gặp trong các trường hợp lao niệu dục. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp sẽ làm cho tình trạng viêm tinh hoàn tái phát nhiều lần. Người bệnh có viêm mào tinh hoàn đơn độc do lao thường được chẩn đoán nhầm với các viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn thông thường khác, bệnh nhân thường phải điều trị nhiều đợt kháng sinh gây tốn kém và ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất cũng như tâm lý của họ. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện báo cáo ca bệnh lâm sàng trên một bệnh nhân lao tinh hoàn đơn độc được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để khái quát y văn và kinh nghiệm điều trị liên quan đến căn bệnh hiếm này.
PSA là một kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt. Tuy nhiên PSA lại không đặc hiệu cho ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy, để cá thể hóa nồng độ PSA trong thực hành lâm sàng thì việc tìm hiểu phân bố nồng độ PSA của người bệnh là điều quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nồng độ PSA của nam giới trên 45 tuổi có triệu chứng đường tiểu dưới tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm khảo sát nồng độ PSA và mối liên quan của nó với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả cho thấy nồng độ PSA trung bình là 1,85ng/ml, phần lớn các trường hợp có giá trị PSA dưới 4 ng/ml. Nồng độ PSA tăng theo các nhóm tuổi, nhóm triệu chứng tống suất, nhóm thể tích tuyến tiền liệt. Ngoài ra, tuổi và kích thước tuyến là hai yếu tố có giá trị tiên lượng nồng độ PSA. Khi tăng 1 tuổi thì nồng độ PSA tăng lên 0,09ng/ml và khi tăng 1ml thể tích tuyến tiền liệt thì nồng độ PSA tăng lên 0,11ng/ml.
Bản chất mô học tinh hoàn của những nam giới hiếm muộn không có tinh trùng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng điều trị và điều trị cho một cặp vợ chồng. Tuy nhiên những nghiên cứu về mô học tinh hoàn còn hạn chế trên cơ sở tra cứu dữ liệu thư viện Quốc gia. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 79 tiêu bản mô học tinh hoàn của những nam giới hiếm muộn không có tinh trùng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy: Tổn thương mô học phổ biến nhất là hội chứng chỉ có tế bào Sertoli (35,44%), giảm sinh tinh (29,11%) và hội chứng dừng sinh tinh nửa chừng (21,51%). Có sự khác biệt lớn về thể tích tinh hoàn trung bình, nồng độ LH và FSH giữa nhóm sinh tinh bình thường và các nhóm tổn thương mô học khác. Trên mô hình logistic đa biến cho thấy FSH là yếu tố duy nhất có liên quan chặt chẽ với mức độ tổn thương nhu mô tinh hoàn. Cứ tăng 1 đơn vị FSH thì xác suất gặp tổn thương tinh hoàn nặng hơn lên 7,5% (p = 0,016).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.