Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi gà thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảy cơ sở chăn nuôi gà thịt theo hướng sản xuất hàng hóa ở Hương Thủy, Hương Trà và Quảng Điền, với 38 đợt nuôi trong năm 2014, 2015 đã được khảo sát. Kết quả cho thấy các cơ sở chăn nuôi đang tận dụng điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi với diện tích chuồng nuôi (151,5 m2) và sân chơi (387,6 m2) đủ rộng. Tất cả chủ trại (100 %) có trình độ văn hóa là 12/12, nhưng trình độ chăn nuôi chưa cao (14,2 %). Chăn nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật còn ít. Quy mô chăn nuôi ở mỗi cơ sở nuôi bình quân là 1329 gà/đợt; 3,8 đợt/năm. Gà được nuôi úm trong 3-4 tuần đầu, sau đó nuôi kết hợp chăn thả và nuôi riêng trống mái, nhưng chưa quan tâm chế độ dinh dưỡng theo giới tính. Tập đoàn giống/nhóm giống gà đa dạng, giá giống chênh lệch nhiều. Thức ăn công nghiệp được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn nuôi. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được ở gà thịt tương đương với trình độ chung hiện nay. Giá bán gà thịt biến động lớn nên lợi nhuận thu được trong mỗi đợt nuôi gà là không ổn định.Từ khóa: chăn nuôi, gà thịt, Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định đa hình các kiểu gen PSS và leptin liên quan đến chất lượng thịt lợn. Chín mẫu DNA tổng số của lợn Kiềng Sắt đã được nhận dạng kiểu gen bằng kỹ thuật RFLP-PCR với các cặp primer đặc hiệu. Kết quả nghiên cứu đa hình gen leptin cho thấy, tần số kiểu gen AA chiếm tỉ lệ cao nhất (77,78%), kiểu gen GA và GG chiếm tỉ lệ thấp (11,11%). Ngoài ra, phân tích đa hình gen PSS cũng chỉ ra rằng hầu hết các mẫu nghiên cứu đều có kiểu gen đồng hợp tử NN, chỉ có 1 mẫu có kiểu gen dị hợp tử Nn. Kết quả nghiên cứu này là dữ liệu quan trọng trong công tác phát triển giống lợn Kiềng Sắt theo định hướng cho chất lượng thịt cao, đồng thời là cơ sở để đưa ra các phương án bảo tồn nguồn gen quý ở giống lợn bản địa này. Từ khóa: chất lượng thịt lợn, đa hình gen, PCR-RFLP.
Nghiên cứu về gen sản sinh độc tố STa, STb, LT, VT2e của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được trên địa bàn Thừa Thiên Huế cho kết quả như sau: Với mẫu bệnh phẩm là tim tỷ lệ dương tính với một trong các yếu tố độc lực là 4/6 (66,67%), bệnh phẩm ruột 3/6 (50%) và bệnh phẩm phân 20/49 (40,82%). Tỷ lệ vi khuẩn E. coli mang gen LT cao nhất 25/61 (40,98%), kế tiếp là vi khuẩn E. coli mang gen STb 18/61 (29,51%) và vi khuẩn E. coli mang gen STa 9/61 (14,75%) sau cùng là vi khuẩn E. coli mang gen sản sinh độc tố dung huyết VT2e 6/61(9,84%). Gen STa/STb số lượng 2/25 (chiếm tỷ lệ 8%), STa/LT 4/25 (chiểm tỷ lệ 16%), STa/VT2e số lượng 3/25 (chiếm tỷ lệ 12%). Trong tổ hợp 2 gen cao nhất là STb/LT 9/25 (chiếm tỷ lệ 36%). Tổ hợp 3 gen gồm có: STa/STb/VT2e 1/25 (chiếm tỷ lệ 4%), STa/LT/VT2e 1/25 (chiếm tỷ lệ 4%), cao nhất là STb/LT/VT2e 2/25 (chiếm tỷ lệ 8%). Tần suất hiện khuẩn lạc mang gen STb (0,43), LT (0,36).
Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng thịt của giống lợn bản địa ở Quảng Ngãi. Tổng số 9 con lợn Kiềng Sắt có khối lượng trung bình 29,12 kg/con được mổ khảo sát để xác định các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thịt. Kết quả cho thấy tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của lợn Kiềng Sắt lần lượt là 74,16% và 60,28%. Tỷ lệ nạc/thịt xẻ đạt 43,41%. Có sự sai khác về độ dày mỡ lưng giữa các vị trí đo, giá trị cao nhất là 2,13 cm xác định được ở vị trí giữa xương sườn số 10 và 11; độ dày mỡ lưng thấp nhất là 1,35 cm ở vị trí kể từ giữa xương sườn cuối cùng lùi về sau 8 cm. Diện tích mắt thịt của lợn Kiềng Sắt là 11,82cm2. Khả năng giữ nước sau giết thịt 24 giờ ở lợn Kiềng Sắt là 96,51%. Giá trị pH trong các loại cơ khác nhau tương đối khác nhau. Sau giết mổ 24 giờ, độ pH trong các loại cơ đều có sự suy giảm đáng kể. Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh và hormone trong các mẫu thịt đều cho kết quả âm tính. Chế độ nuôi dưỡng đã được áp dụng trên lợn Kiềng Sắt cho mỡ lợn có chất lượng tốt, chỉ số iod của mỡ đạt 64,14. Từ khóa: Chất lượng thịt, lợn bản địa, lợn Kiềng Sắt.
Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trung
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.