Giới thiệu: Bệnh tăng sản xương vô căn lan tỏa hay bệnh Forestier là bệnh lý hệ thống đặc trưng bởi tình trạng canxi hóa, cốt hóa của gân, dây chằng quanh cột sống cũng như hệ xương ngoại vi. Bệnh thường gặp ở dây chằng dọc trước cột sống và ở nam giới trên 50 tuổi. Trường hợp lâm sàng: Chúng tôi thông báo trường hợp lâm sàng tăng sản xương vô căn lan tỏa cột sống cổ kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau trên một bệnh nhân nữ trẻ tuổi qua đó đó nhìn lại y văn về chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Nghiên cứu một trường hợp tăng sản xương vô căn lan tỏa kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau tại cột sống cổ, nhìn lại y văn. Trường hợp bệnh: Bệnh nhân nữ, 33 tuổi, tiền sử viêm đa cơ, lupus 6 năm, vào viện vì yếu, tê bì tứ chi tăng dần nhiều năm, điều trị nhiều nơi không đỡ. Trên X-quang và CT scanner có hình ảnh cầu xương cốt hóa dây chằng dọc trước, dọc sau C3-C7 chèn ép tủy nhiều, còn khoảng sáng đĩa. Bệnh nhân được chẩn đoán: tăng sản xương vô căn lan tỏa kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau C4-C7 chèn ép tủy và được phẫu thuật cắt thân C5C6C7, đặt lồng titan ghép xương và nẹp vít cột sống cổ lối trước. Sau mổ bệnh nhân cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng. Kết luận: Bệnh tăng sản xương vô căn lan tỏa có thể xảy ra tại cột sống trên bệnh nhân trẻ tuổi và cốt hóa dây chằng dọc sau kèm theo. Đây là một bệnh lành tính do đó cần thăm khám và đánh giá đầy đủ để chẩn đoán và điều trị phẫu thuật kịp thời, tránh những di chứng tổn thương tủy khó hồi phục.
U xương dạng xương là khối u lành tính của hệ xương có đặc điểm một ổ tổn thương dạng xương được bao bọc bởi viền xơ xương và đặc xương xung quanh. U xương dạng xương hay gặp ở đầu các xương dài, chiếm 10% u xương lành tính và 1% u tại cột sống, hiếm gặp ở cột sống ngực. U xương dạng xương tại cột sống thường biểu hiện cơn đau tại chỗ, đặc biệt về đêm, co cứng cơ và có thể gây vẹo cột sống. Chẩn đoán dựa vào đặc điểm lâm sàng kết hợp CT scanner, MRI và khẳng định bằng giải phẫu bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị u xương dạng xương như điều trị bảo tồn, can thiệp qua da dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính hay phẫu thuật cắt bỏ u. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho u xương dạng xương tại cột sống phụ thuộc vào đặc điểm từng trường hợp. Chúng tôi thông báo một trường hợp lâm sàng u xương dạng xương thân đốt sống ngực T2 ở bệnh nhân 17 tuổi được phẫu thuật lấy bỏ khối u, cố định cột sống lối sau qua đó xem xét lại y văn về căn bệnh này.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính anh toàn của bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống ở bệnh nhân xẹp thân đốt sống ngực thắt lưng do loãng xương có vỡ thành sau. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng hồi cứu trên một nhóm bệnh nhân, so sánh trước và sau phẫu thuật. Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm VAS, chức năng cột sống thắt lưng theo thang điểm ODI, chiều cao thân đốt sống xẹp; góc Cobb trước và sau phẫu thuật; lượng xi măng được bơm; vị trí rò xi măng. Thời gian theo dõi trung bình là 417 ngày. Kết quả: Nghiên cứu gồm 20 bệnh nhân (BN) có tuổi trung bình 71,35 (54-85); tỷ lệ nữ/nam là 5,7. Mật độ xương cột sống trung bình: -3,5. ASA từ 2 trở lên chiếm 75%. Khởi phát thường tự nhiên hoặc sau 1 chấn thương nhẹ (95%). Vị trí đốt sống xẹp hay gặp nhất là L1 với tỷ lệ 45%. Lượng xi măng trung bình được bơm vào 1 thân đốt sống là 7,55ml (4,8-10ml). Rò xi măng ra ngoài thân đốt sống gặp ở 40% trường hợp trong đó có 1 trường hợp rò xi măng vào trong ống sống không triệu chứng. Điểm VAS lưng và ODI trước bơm xi măng trung bình là 6,65 và 74,78%; tại thời điểm khám lại đã giảm đáng kể còn 0,45 điểm và 10,65% (p<0,05). Tỷ lệ chiều cao 2 vị trí trước và giữa của thân đốt xẹp trước bơm xi măng lần lượt là 57,58%, 59,04% tăng lên đáng kể sau bơm xi măng tương ứng là 82,50%, 81,88%. Góc Cobb gù vùng cũng giảm xuống có ý nghĩa từ 18,380 trước bơm xi măng xuống còn 10,960 sau bơm xi măng (p<0,05). Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng xẹp đốt sống do loãng xương có vỡ thành sau và không có chèn ép thần kinh không có chống chỉ định đối với phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm xi măng sinh học.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh Xquang của bệnh nhân trượt thân đốt sống thắt lưng – cùng trước phẫu thuật TLIF và đánh giá sự cải thiện mức độ trượt thân đốt sống sau phẫu thuật TLIF dựa trên Xquang, có đối chiếu lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Tổng số 39 bệnh nhân được chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng-cùng được điều trị phẫu thuật tại khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022 được lấy vào nghiên cứu. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy Bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng gặp nhiều nhất ở vị trí L4-L5 chiếm 67,4%, sau đó là L3-L4 chiếm 22,5%, L5-S1 chiếm 13,1%. Tất cả 100% bệnh nhânh đều cải thiện về chiều cao khoảng gian đĩa đệm giữa các đốt sống. Không còn bệnh nào có biểu hiện dấu hiệu bậc thang. Dấu hiệu đau cách hồi cũng được cải thiện, 80 % bệnh nhân có thể đi lại với quãng đường dài hơn trước. Kết luận: X-quang kiểm tra sau mổ cho thấy các bệnh nhân được nắn chỉnh trong mổ khá tốt, tất cả các bệnh nhân đều giảm mức độ trượt sau mổ. Từ khóa: X-quang thường quy, trượt thân đốt sống thắt lưng cùng, phẫu thuật TLIF
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm khớp gối nhiễm khuẩn tại Bệnh Viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 57 bệnh nhân (BN) với 57 khớp gối được chẩn đoán viêm khớp gối nhiễm khuẩn, được phẫu thuật nội soi trong thời gian từ tháng 9/2018 đến hết tháng 9/2020 tại khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Bạch Mai.Đánh giá kết quả sau mổ bằng thang điểm KOOS. Kết quả: Nghiên cứu có24 BN nữ (chiếm 42,1%) và33 BN nam (chiếm 57.9%), với độ tuổi trung bình là 53,4±19,8 tuổi.Đánh giá kết quả sau mổ bằng thang điểm KOSS ở thời điểm sau mổ 2 tháng so với trước mổ ghi nhận: điểm KOOS triệu chứng trung bình tăng từ 42±2,87 lên 80±2,56, điểm KOOS đau trung bình tăng từ 42±2,87 lên 83±2,14, điểm KOOS chức năng, cuộc sống hàng ngày tăng từ 40±3,06 tới 82±2,74, điểm KOOS chức năng, hoạt động thể thao và giải trí tăng từ 24±5,56 tới 56±5,12 và điểm KOOS chất lượng cuộc sống tăng từ 32±3,77 tới 79±4,01 và điểm KOOS trung bình tăng từ 36±3,47 tới 76±3,88. Cải thiện điểm KOOS sau mổ 2 tháng so với trước mổ ở tất cả các phương diện có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị viêm khớp gối nhiễm đem lại kết quả giảm đau tốt, cải thiện được chức năng của khớp gối và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.