Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã Tả Phời và Hợp Thành của thành phố Lào cai, tỉnh Lào Cai năm 2023. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trẻ từ 0-60 tháng thuộc 2 xã của tỉnh Lào Cai trong thời gian từ tháng 8/2022 đến 5/2023. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua số đo nhân trắc (cân nặng, chiều cao) và so sánh số đo của quần thể tham chiếu theo hướng dẫn của WHO-2006, 374 bà mẹ trả lời theo câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy, 57,5% trẻ nam, tỷ lệ nam/nữ:1,35, tuổi trung bình là 27,68±16,97 tháng; 14,7% suy dinh dưỡng thể nhẹ cân; 43,9% suy dinh dưỡng thể thấp còi và 29,4% suy dinh dưỡng thể gầy còm. Như vậy, cần xác định một số yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng và có những biện pháp can thiệp phù hợp để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở khu vực này.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm phát triển tâm-vận động ở trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi mắc rối loạn tự kỷ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 161 trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi mắc rối loạn tự kỷ tại Thái Nguyên, thời gian từ năm 2014 đến 2017. Tự kỷ được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn DSM-IV và phân loại mức độ theo thang điểm đánh giá tự kỷ (CARS), đặc điểm phát triển tâm-vận động được đánh giá bằng test Denver II. Kết quả: Tuổi trung bình được chẩn đoán tự kỷ 29,87 ± 4,2 tháng, tự kỷ gặp nhiều ở trẻ nam hơn trẻ nữ, tỉ lệ nam/nữ = 4,75/1; tự kỷ mức độ nặng chiếm tỉ lệ khá cao (70,2%). Trẻ tự kỷ chậm phát triển nhiều nhất ở các lĩnh vực liên quan đến giao tiếp như: chậm phát triển ngôn ngữ (95,03%); chậm phát triển lĩnh vực cá nhân-xã hội (95,65%). Khoảng 73,91% trẻ tự kỷ chậm phát triển vận động tinh tế, thích ứng và 25,47% trẻ tự kỷ chậm phát triển vận động thô. Trẻ tự kỷ chậm phát triển ở mức vừa và nặng (DQ <50) chiếm tỉ lệ 59,0%. Kết luận: Trẻ tự kỷ chậm phát triển nhiều nhất ở các lĩnh vực liên quan đến giao tiếp như: chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển lĩnh vực cá nhân-xã hội (95,65%). Trẻ tự kỷ chậm phát triển ở mức vừa và nặng (DQ <50) chiếm tỉ lệ 59,0%
Tourist destination competitiveness is a multidimensional concept consisting of many factors such as tourism resources, tourism infrastructure, management strategies, etc. Using survey data with 696 tourism experts, government officers, and practitioners, and applying structural equation modeling, this study identifies 7 factors of Thua Thien Hue tourism destination competitiveness. The results indicate that three factors: management activities, safety and security, and tourism natural resources have statistically significant influence on the competitiveness. The other factors including cultural tourism, tourism services, and its price level are not statistically significant. This indicates that the efforts of Thua Thien Hue tourism management should aim at destination positioning and branding based on the province's tourism comparative advantages and differentiating tourism products and value-added services. These are the strategic solutions to enhance Thua Thien Hue tourist destination competitiveness.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.