Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) từ lâu đã được sử dụng làm thuốc dân gian cũng như được dùng để chế biến thành trà ở các nước châu Á. Đây là cây thân thảo lâu năm thuộc họ bầu bí chứa saponin, flavonoid, polysaccharide, vitamin và các amino acid. Trong nghiên cứu này, nhân giống in vitro loài cây này thông qua giai đoạn callus đã được thực hiện. Kết quả cho thấy môi trường cảm ứng sinh callus hiệu quả nhất đối với mẫu lá là MS cơ bản có bổ sung 1,5 mg/L NAA (naphthaleneacetic acid), đối với mẫu cuống lá là 0,2 mg/L 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid), tỷ lệ mẫu có cảm ứng tạo callus tương ứng là 100% và 97,8%. Môi trường tái sinh chồi từ callus cho hiệu quả cao nhất là MS cơ bản có bổ sung 2,0 mg/L BAP (6-Benzylaminopurine) và 0,2 mg/L NAA, tỷ lệ tái sinh chồi đạt 55,6%. Môi trường MS cơ bản bổ sung 1,0 mg/L BAP cho hiệu quả nhân chồi cao nhất đối với chồi đỉnh (6,17 chồi/mẫu) trong khi bổ sung 0,3 mg/L BAP cho hiệu quả cao nhất đối với chồi bên (7,72 chồi/mẫu). Môi trường tạo rễ tốt nhất đối với cây Giảo cổ lam là MS bổ sung 0,5 mg/L NAA với số lượng rễ là 7,22 rễ/chồi.
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, mật độ ban đầu đến sinh trưởng của vi tảo <em>Nanochloropsis oculata </em>và thử nghiệm nuôi sinh khối trong túi nilon và thùng xốp với các điều kiện nuôi cơ bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng <em>Nanochloropsis oculata </em>sinh trưởng tốt nhất trong môi trường Walne. Với thể tích tiếp giống ban đầu 20 % (<em>V<sub>giống</sub>/V<sub>mt</sub></em>), cho kết quả phát triển tốt nhất với mật độ cực đại (54,95 ± 3,03)x10<sup>5 </sup>tế bào/mL sau 9 ngày nuôi cấy, có pha cân bằng ổn định. Nuôi sinh khối chủng tảo <em>Nanocloropsis oculata </em>trong điều kiện ánh sáng tự nhiên trong túi nilon có thể tích 50 L sau 8 ngày nuôi tảo đạt mật độ cực đại (60,69 ± 4,43)x10<sup>5</sup> tế bào/mL và ở thùng xốp (50 L nước) với kích thước (540 x 385 x 300 mm) chỉ đạt 39,56 ± 2,68 x10<sup>5</sup> tb/mL cũng sau 8 ngày nuôi cấy
Tóm tắt: Với mục đích tìm kiếm các loài vi khuẩn lam có tiềm năng sản sinh các hợp chất hoạt tính sinh học, chúng tôi trình bày kết quả phân lập, xác định thành phần loài vi khuẩn lam (VKL) từ đất ruộng lúa huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế và thăm dò khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chúng. Đã thu thập được 22 loài vi khuẩn lam thuộc 2 bộ (Nostocales và Oscillatoriales), 3 họ (Nostocaceae, Rivulariaceae và Oscillatoriaceae) và 6 chi (Anabaena, Cylindrospermum, Nostoc, Calothrix, Oscillatoria và Phormidium). 20 chủng VKL được phân lập và duy trì ổn định trong môi trường nhân tạo. 12 chủng được làm sạch khuẩn và xác định hoạt tính kháng vi sinh vật của dịch chiết của chúng đối với Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Candida albicans, trong số đó 9 chủng kháng Bacillus subtilis, 9 chủng kháng Staphylococcus aureus, 5 chủng kháng Escherichia coli, 5 chủng kháng nấm Candida albicans. Chủng có hoạt tính cao nhất và cũng là chủng kháng được cả 3 loại VSV kiểm định là chủng HN42 của loài Nostoc muscorum với đường kính vòng kháng từ 4,5 đến 9,0 mm.Từ khóa: vi khuẩn lam, đa dạng, kháng khuẩn, kháng nấm, dịch chiết
Tóm tắt. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease-AHPND) là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh này dẫn đến tỷ lệ chết lên đến 100% trong quần thể tôm thẻ chân trắng, tôm sú và gây những tổn thất kinh tế đáng kể cho ngành nuôi tôm ở nhiều nước châu Á. Các nghiên cứu trước đây cho thấy không phải chủng Vibrio nào cũng có khả năng gây bệnh do chúng mang các gen độc tố khác nhau. Chúng tôi đã đánh giá sự có mặt của các gen độc tố trên các chủng Vibrio phân lập tại Thừa Thiên Huế đồng thời phân tích trình tự các gen này. Kết quả cho thấy trong 14 chủng Vibrio mang gen pirAB vp nghiên cứu, gen tlh xuất hiện ở tất cả các chủng, gen toxR xuất hiện ở 7/14 chủng trong khi đó các gen trh và tdh không xuất hiện trong các chủng vi khuẩn Vibrio phân lập được. Giải trình tự đoạn chỉ thị các gen độc tố cho thấy các gen này đều có độ tương đồng khá cao (98-100%) so với các gen đã công bố trên ngân hàng gen, trong đó 2 gen pirA vp và pirB vp ít sai khác còn các gen tlh và toxR có sự sai khác nhiều hơn. Đây là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo trong việc sản xuất các chế phẩm phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. Từ khóa: AHPND, gen độc tố, hoại tử gan tụy cấp, tôm, Vibrio
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.