Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của nhóm 65 bệnh nhân dị dạng thông động tĩnh mạch độ thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 65 bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch độ thấp được điều trị bằng vi phẫu thuật tại Trung Tâm Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 01/01/2017 – 30/04/2022. Kết quả: Tuổi trung bình chẩn đoán: 34,5 ± 16,6. Tỉ lệ nam/nữ: 1,24. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau đầu (78,8%). Tỉ lệ chảy máu khi nhập viện chiếm ưu thế (58,5%). Trong nhóm có có chảy máu não, máu tụ trong nhu mô não là phổ biến nhất (94,7%). Hơn 90% các dị dạng động tĩnh mạch não ở trên lều tiểu não. Nguồn động mạch nuôi phổ biến nhất là động mạch não giữa, chiếm 38,4%. Kết luận: Đau đầu là triệu chứng lâm sàng phổ biến, máu tụ trong não là loại xuất huyết chủ yếu ở nhóm dị dạng vỡ, nguồn động mạch nuôi thường gặp nhất là động mạch não giữa.
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng não sau phẫu thuật sọ não. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 46 bệnh nhân viêm màng não sau phẫu thuật sọ não. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt (100%) và suy giảm ý thức (54,3%). Tất cả bệnh nhân đều có biến đổi dịch não tủy, với số lượng bạch cầu là 658 tế bào/mm3 (IQR, 189 - 2151), protein là 1,91 g/L (IQR, 1,17 - 3,29 g/L), glucose trung bình là 3,53 ± 1,44 mmol/L và lactate trung bình là 6,73 ± 3,19 mmol/L. Bạch cầu máu trung bình 13,29 ± 4,08 G/L, procalcitonin máu là 0,28 ng/mL (IQR, 0,15 - 1,17 ng/mL) và CRP máu là 8,09 mg/dL (IQR, 5,10 - 16,61 mg/dL). Căn nguyên vi sinh vật được xác định trên 9 (19,6%) bệnh nhân. Trong đó, Acinetobacter baumannii kháng carbapenem là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất (3 bệnh nhân), tiếp theo là Staphylococcus aureus (2 bệnh nhân). Kết quả điều trị chung, có 7 (15,2%) bệnh nhân tử vong, thời gian điều trị tại khoa hồi sức tích cực trung bình là 11,96 ± 5,10 ngày.
Nghiên cứu hồi cứu nhằm nhận xét kết quả điều trị phình động mạch não vỡ bằng can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện tại Bệnh viện Bạch Mai từ 7/2021 đến 7/2022. Tổng số 183 bệnh nhân, 42,1% (77/183) là nam và tuổi trung bình là 57,27 ± 11,48 năm. Ngoài ra, 45,9% bệnh nhân (84/184) được can thiệp nội mạch và 54,1% (99/183) được phẫu thuật. Có sự khác biệt giữa bệnh nhân được can thiệp nội mạch và phẫu thuật theo phân loại của Liên hiệp Phẫu thuật Thần kinh thế giới (1 [Q1 - Q3: 1 - 1] và 1 [Q1 - Q3: 1 - 2], p = 0,046) khi vào viện. Tỷ lệ máu tụ nhu mô não (1,2% [1/82] so với 20,4% [20/98], p < 0,001) và phình động mạch não giữa (15,5% [13/84] so với 28,3% [28/99], p = 0,038) thấp hơn ở bệnh nhân được can thiệp nội mạch so với phẫu thuật. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về kết quả chức năng thần kinh xấu (8,3% [7/84] và 10,1% [10/99], p = 0,681) và tỷ lệ tử vong (2,4% [2/84] và 0,0% [0/99], p = 0,209) ở thời điểm 90 ngày giữa bệnh nhân được can thiệp nội mạch và phẫu thuật.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu nhằm đánh giá một số yếu tố liên quan tới tử vong trong khoa hồi sức tích cực ở bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do viêm phổi tại Bệnh viện Bạch Mai từ 8/2018 tới 8/2022. Tổng số 105 bệnh nhân, 66,7% (70/105) là nam giới và tuổi trung bình là 62,0 (Q1 - Q2: 48,5 - 72,5) năm. Tại thời điểm nhập viện, phần lớn bệnh nhân giảm ôxy máu ở mức độ trung bình (35,2%; 37/105) và nặng (54,3%; 57/105) theo tiêu chuẩn Berlin và vi-rút đường hô hấp (31,7%; 26/82) là tác nhân viêm phổi phổ biến nhất. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong khoa hồi sức tích cực là 69,5% (73/105). Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy kiểm soát đường thở bằng ống nội khí quản ở tuyến trước hoặc trên đường vận chuyển (adjusted odds ratio/AOR: 0,156; 95%CI: 0,029 - 0,841; p < 0,001) và biến chứng sốc nhiễm khuẩn (AOR: 15,882; 95%CI: 2,426 - 103,992; p = 0,004) là các yếu tố liên quan độc lập với tử vong trong khoa hồi sức tích cực ở bệnh nhân ARDS do viêm phổi.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật thở oxy làm ẩm dòng cao qua canuyn mũi (HHFNC) trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp, thu thập số liệu toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD theo tiêu chuẩn GOLD 2020 nhập viện vào Trung tâm cấp cứu được thở HHFNC trong thời gian từ 08/2021 đến 07/2022. Đánh giá các chỉ số lâm sàng và khí máu tại các thời điểm trước và sau HHFNC. Kết quả: Tỷ lệ thành công với HHFNC trên bệnh nhân đợt cấp COPD là 65,6% (21/32 bệnh nhân). HHFNC có hiệu quả trong cải thiện các thông số lâm sàng và khí máu sau 48 giờ so với trước can thiệp, cụ thể: tần số tim (88,90 so với 102,72), nhịp thở (20,67 so với 27,06), SpO2 (92,24 so với 83,66), pH (7,44 so với 7,30), PaCO2 (46,71 so với 61,45), PaO2 (95,34 so với 85,03), PaO2/FiO2 (326,19 so với 246,13), FiO2 (29,0 so với 35,31), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: HHFNC có hiệu quả làm giảm nguy cơ đặt nội khí quản, cải thiện về lâm sàng và khí máu trên bệnh nhân đợt cấp COPD.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.