Sự thiếu hụt protein sửa chữa ghép cặp sai ADN (MMRP) (gồm MLH1, PMS2, MSH2, MSH6) gây ra sựmất ổn định vi vệ tinh (MSI-H), một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng đang được nghiên cứu trong ungthư dạ dày. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ với thời gian theo dõi kéo dài. Vì vậy chúng tôi tiến hànhnghiên cứu này để xác định tỷ lệ bộc lộ MMRP; mối liên quan giữa bộc lộ MMRP với đặc điểm lâm sàng, môbệnh học, thời gian sống thêm. 67 bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày giai đoạn pT3, N (+), M0 điều trị phẫuthuật và hóa chất bổ trợ phác đồ XELOX; được nhuộm hóa mô miễn dịch để xác định tình trạng MMRP. Khôngbộc lộ ít nhất một protein bất kỳ được xem là thiếu hụt protein sửa chữa ghép cặp sai ADN (dMMR). Tỷ lệdMMR là 14,9% và liên quan đến giới nữ, nhóm tuổi ≤ 60, Không có mối liên quan giữa MMRP với vị trí u, kíchthước u, giai đoạn di căn hạch, thể mô bệnh học. Nhóm bệnh nhân có dMMR cải thiện rõ rệt sống thêm khôngbệnh (p = 0,039) và có xu hướng cải thiện sống thêm toàn bộ (p = 0,073) so với nhóm bộc lộ MMRP (pMMR).
Di căn não ít gặp trong ung thư tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp biệt hoá. Ung thư tuyến giáp thể nhú (papillary thyroid carcinoma) hiếm khi di căn não với tỷ lệ khoảng 0,15% - 1,3% theo y văn. Di căn não từ ung thư tuyến giáp thể nhú thường kết hợp với di căn ở nhiều vị trí khác như hạch cổ, phổi, xương… nên có tiên lượng xấu. Tuy nhiên, rất ít bệnh nhân có triệu chứng thần kinh khu trú ban đầu gợi ý tổn thương di căn não mà chủ yếu được phát hiện qua các chẩn đoán hình ảnh và xạ hình. Phương pháp điều trị tổn thương di căn não của ung thư tuyến giáp thể nhú cho đến nay chủ yếu dựa vào một số hướng dẫn và kinh nghiệm lâm sàng. Bài báo giới thiệu các trường hợp các ung thư tuyến giáp thể nhú di căn não được phát hiện trong quá trình điều trị và quản lý bệnh nhân ung thư tuyến giáp tại Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong giai đoạn 5 năm gần đây và có một số bàn luận về các biểu hiện lâm sàng, đặc điểm chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân trong chẩn đoán và cách tiếp cận điều trị bệnh lý hiếm gặp này.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phần trăm u lympho lan tỏa (ULLT) tế bào B lớn típ tâm mầm và không tâm mầm. Đánh giá sự bộc lộ của các dấu ấn hóa mô CD10, BCL6, MUM1 trong ULLT tế bào B lớn. Đối tượng và phương pháp: 44 bệnh nhân được xác định là ULLT tế bào B lớn bằng sự bộc lộ của dấu ấn CD20 hoặc CD79a và được nhuộm đủ 03 dấu ấn CD10, BCL6, MUM1 tại Bệnh viện TWQĐ 108. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 58,9 ± 12,4 năm; hay gặp nhất là nhóm tuổi > 50. Tỷ lệ ULLT tế bào B lớn típ tâm mầm là 31,8% và không tâm mầm là 68,2%. Tỉ lệ bộc lộ dương tính của các dấu ấn CD10, BCL6, MUM1 lần lượt là 4,5%; 90,9% và 38,2%. Kết luận: Sự bộc lộ của các dấu ấn CD10, BCL6, MUM1 có ý nghĩa trong việc phân típ mô bệnh học của ULLT tế bào B lớn để xác định chính xác típ mô bệnh học giúp cho các nhà lâm sàng lựa chọn chính xác phác đồ điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân.
Mục đích: Mục đích của nghiên cứu là đánh giá các đặc điểm siêu âm của hạch cổ di căn ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật và điều trị 131I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt ngang 61 bệnh nhân với 123 hạch cổ. Bệnh nhân được phẫu thuật vét hạch làm mô bệnh học tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021. Kết quả: Chúng tôi đã tiến hành siêu âm ở 123 hạch vùng cổ. Đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh, có 73 hạch di căn, 50 hạch không di căn. Hình dạng tròn, mất rốn hạch, hồi âm, vôi hóa và mạch máu bất thường gặp ở hạch di căn hơn so với hạch không di căn, trong khi ranh giới và kích thước không khác biệt đáng kể. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các đặc điểm trên siêu âm về hình dạng tròn, hồi âm, vôi hóa, mất rốn hạch và tăng sinh mạch bất thường là những tiêu chuẩn siêu âm hữu ích để phân biệt giữa các hạch cổ di căn và không có di căn trên bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuật và điều trị 131I.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tế bào thận theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 102 bệnh nhân được phẫu thuật và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2015 đến tháng 08/2020. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào thận là 55,54 ± 12,25 tuổi. Kích thước u trung bình 5,19 ± 2,07cm. Tỷ lệ u có hoại tử, xâm lấn lần lượt là 15,7% và 18,6%. Loại mô bệnh học thường gặp là ung thư biểu mô tế bào thận týp tế bào sáng (76,4%), tiếp đến là ung thư biểu mô tế bào thận nhú (9,8%). Độ mô học 2 có tỷ lệ cao nhất (56,8%). Không có mối tương quan giữa týp mô học với độ mô học.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.