Loài Huyết dụ có tên khoa học là Cordyline fruticosa thuộc Chi Cordyline, họ Asparagaceae, có vùng phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, Australia và New Zealand. Đây là loài thực vật được trồng phổ biến với mục đích chữa các loại bệnh thuộc đường tiêu hóa, tuần hoàn và hô hấp. Trong nghiên cứu này, hoạt tính kháng khuẩn đã được đánh giá trên cao chiết ethanol-nước từ lá của loài Huyết dụ. Kết quả cho thấy, cao chiết ethanol từ lá của loài Huyết dụ ở các nồng độ khảo sát 1,0 và 1,4 g/mL có hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với các loài vi khuẩn S. aureus, P. aeruginosa, L. plantarum, E. coli và C. freundii. Tuy nhiên, cao chiết ở nồng độ khảo sát 0,6 mg/L không có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn L. plantarum, E. coli và C. freundii. Nghiên cứu đã phân lập được một hợp chất saponin steroid từ cao chiết ethanol-nước nồng độ 1,4 g/mL bằng các phương pháp sắc ký khác nhau. Hợp chất này sau đó được đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng để làm sáng tỏ cấu trúc hóa học là 5α-spirost-(25)27-ene-1β,3β-diol 1-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-α-L-arabinopyranoside. Nghiên cứu đề xuất cần tiếp tục tiến hành phân lập các hợp chất khác có trong cao chiết ethanol từ phần lá loài Huyết dụ, đặc biệt là thành phần saponin và tiến hành đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất này, góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về phân loại hóa thực vật của loài Huyết dụ nói riêng và chi Cordyline nói chung.
Chi Weigela, thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae) được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền tại các nước châu Á. Các hợp chất saponin phân lập được từ chi Weigela có nhiều hoạt tính sinh học mạnh như kháng oxy hóa, kháng viêm và kháng ung thư. Nghiên cứu đã tạo được cao chiết ethanol từ loài Weigela florida “Jean’s Gold” bằng phương pháp chiết xuất có hỗ trợ vi sóng. Hai hợp chất saponin đã được tách chiết từ cao chiết ethanol dựa trên các phương pháp sắc ký hiện đại. Cấu trúc hóa học của các hợp chất này được xác định là olean-12-en-28-oic acid, 3-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1®3)-[β-D-xylopyranosyl-(1®4)]-β-D-xylopyranosyl-(1®4)-β-D-xylopyranosyl-(1®3)-6-deoxy-α-L-rhamnopyranosyl-(1®2)-β-D-arabinopyranosyl)oxy]-, (3β)- (1), and olean-12-en-28-oic acid, 3-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1®2)-[β-D-xylopyranosyl-(1®4)]-β-D-xylopyranosyl-(1®4)-β-D-xylopyranosyl-(1®3)-6-deoxy-α-L-rhamnopyranosyl-(1®2)-β-D-xylopyranosyl)oxy]-, (3β)- (2). Đây là các hợp chất đã được phân lập trước đây từ các loài cùng thuộc chi Weigela, họ Caprifoliaceae.
Sum lá lớn hay Hồng đạm sapa, có tên khoa học là Adinandra megaphylla Hu, thuộc chi Dương đồng phân bố ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cao chiết từ thân của loài Sum lá lớn bước đầu được khảo sát. Cao chiết từ thân của loài Sum lá lớn đã được định tính và xác định thành phần chứa nhóm chất polyphenol và coumarin. Cao ethanol, cao dichloromethane và cao ethyl acetate ở các nồng độ nghiên cứu đều có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn B. subtilis, L. plantarum, E. coli và không ức chế sự phát triển của vi khuẩn S. marcescens và S. lutea (ngoại trừ cao dichloromethane nồng độ 60 và 200 µg/mL). Cao ethyl acetate và cao ethanol có hoạt tính khử gốc tự do, giá trị EC50 lần lượt đạt 28,9 và 32,0 µg/mL. Cao ethanol từ loài Sum lá lớn thể hiện hoạt tính ức chế các dòng tế bào ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư vú với giá trị IC50 lần lượt là 56,54; 43,52 và 58,24 µg/mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy, loài Sum lá lớn là cây trồng tiềm năng có chứa nhiều hợp chất có khả năng kháng khuẩn, kháng oxi hóa và ức chế các dòng tế bào ung thư.
Trong nghiên cứu này, thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu thu từ lá tươi loài Blumea balsamifera (L.) DC. phân bố ở Lâm Đồng, Việt Nam đã được công bố. Tinh dầu lá tươi của loài B. balsamifera (L.) DC. được thu nhận bằng phương pháp cất kéo hơi nước và được làm khan bằng Na2SO4. Bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) đã xác định được 36 thành phần hoá học có trong tinh dầu lá tươi loài B. balsamifera (L.) DC. ở Lâm Đồng, trong đó các hợp chất chính là camphor (43.69%), caryophyllene (12.71%), caryophyllene oxide (5.98%), β-eudesmol (4.84%), thymol hydroquinone dimethyl ether (4.63%), và t-eudesmol (3.32%). Bên cạnh đó, phương pháp khuếch tán giếng thạch cũng đã được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu này lên hai chủng vi sinh vật là Staphylococcus aureus và Escherichia coli, thông qua kích thước vòng kháng khuẩn cho thấy tinh dầu này có khả năng kháng cả ha chủng vi sinh vật thử nghiệm.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.