Cây Vú bò (Ficus simplicissima Lour.) chứa flavonoid và saponin có khả năng chống oxy hóa mạnh, được dùng để điều trị một số bệnh như viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày… Tuy nhiên, hàm lượng flavonoid tổng hợp tự nhiên trong cây Vú bò rất thấp (khoảng 0,897 mg/g lá tươi). Do đó, một phương pháp đã được đề xuất để tăng cường hàm lượng flavonoid trong cây Vú bò là ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tạo dòng rễ tơ tăng sinh khối. Nghiên cứu này trình bày kết quả quá trình cảm ứng và nuôi cấy tạo dòng rễ tơ thông qua A. rhizogenes ở cây Vú bò. Trong 2 loại vật liệu lây nhiễm với A. rhizogenes (đoạn thân, mô lá) thì mô lá là vật liệu thích hợp cho tạo rễ tơ. Mật độ vi khuẩn tương ứng với giá trị OD600 = 0,8; nồng độ AS 150 μmol/l; thời gian nhiễm khuẩn 10 phút; thời gian đồng nuôi cấy 2 ngày; nồng độ cefotaxime 550 mg/l là những điều kiện thích hợp cho cảm ứng tạo rễ tơ từ mô lá. Môi trường MS ở trạng thái lỏng, không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, nuôi trong điều kiện lắc là môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng rễ tơ. Kết quả kiểm tra sự có mặt của gen rolC bằng phương pháp PCR và sự vắng mặt của gen virD2 đã khẳng định 5 dòng rễ tơ được tạo ra từ cây Vú bò.
Curcumin là hợp chất polyphenol màu vàng cam được tìm thấy trong phần thân củ của cây nghệ (Curcuma longa), được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền do có hoạt tính sinh học mạnh như kháng viêm, kháng khuẩn, kháng oxy hóa và kháng tế bào ung thư. Tuy nhiên, các hoạt tính sinh học của curcumin bị giới hạn bởi đặc tính ít tan trong nước, tốc độ phân hủy cao và dễ bị quang hóa. Trong các nghiên cứu trước, nang micro curcumin đã được bào chế bằng phương pháp tạo gel ion và sự giải phóng curcumin đã được đánh giá trong môi trường giả lập dạ dày PBS pH = 1,2 và ruột non PBS pH = 7,4. Trong nghiên cứu này, quá trình giải phóng curcumin từ nang micro S0, S3, S8, S15 đã được thực hiện trong môi trường dạ dày giả lập (pH = 1,2) có bổ sung chất hòa tan hoạt động bề mặt TPGS nồng độ 3 g/L trong thời gian từ 1 đến 420 phút. Qua kết quả đánh giá động lực học giải phóng curcumin bằng các mô hình động học bao gồm mô hình bậc không, mô hình bậc một, mô hình Higuchi, mô hình Hixson-Crowell và mô hình Korsmeyer-Peppas, nghiên cứu kết luận curcumin không được giải phóng từ nang micro trong môi trường dạ dày giả lập.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.