Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt rộng cung sau (cắt bỏ bờ trong các mấu khớp và giải chèn ép lỗ ghép thần kinh) trong điều trị bệnh lý cổ đa tầng do thoái hóa có kèm biến dạng gù. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Tất cả các dữ liệu lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của từng bệnh nhân trên X-quang quy ước, cộng hưởng từ trước và sau phẫu thuật được đánh giá. Các dữ liệu phân tích gồm: Điểm JOA, tỷ lệ hồi phục, tỷ lệ phục hồi, chỉ số đường cong (CI), mức độ nở rộng và khoảng cách dịch chuyển phía sau của tủy, mức độ triệu chứng trục và tổn thương rễ C5. Tỷ lệ phục hồi của mỗi bệnh nhân dựa trên điểm JOA. Chỉ số đường cong cột sống cổ được đánh giá dựa trên mức độ nở và khoảng cách dịch chuyển phía sau của tủy trên phim cộng hưởng từ. Mức độ của triệu chứng trục được lượng giá bằng thang điểm VAS. Phân tích thống kê sử dụng thuật toán t test cặp đôi, có ý nghĩa với giá trị p<0,05. Kết quả: Nghiên cứu trên 32 bệnh nhân có bệnh lý tủy cổ do thoái hóa đa tầng kèm biến dạng gù (24 nam và 8 nữ; tuổi trung bình 64,6 ± 6,7 năm). Cắt rộng cung sau được tiến hành trung bình 3,9 mức (dao động, 3 - 5 mức). Thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật 11,2 tháng (dao động, 6 - 24 tháng). Các dữ liệu phân tích tại thời điểm thăm khám cuối cùng chỉ ra sự khác biệt trước và sau phẫu thuật giữa điểm JOA (t = 25,12, p<0,001), sự cải thiện của chỉ số CI (t = 22,68, p<0,001), đường kính trước sau tại mức tủy bị chèn ép nhiều nhất (t = 9,67, p<0,001), và điểm VAS (t = 12,7, p<0,001). Sự dịch chuyển ra sau của tủy trung bình là 4,42 ± 1,12mm. Sự liền xương hoàn toàn được xác định trên các phim X-quang quy ước tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật. Trong thời gian theo dõi, 4 bệnh nhân (12,5%) còn triệu chứng trục; không có trường hợp nào tổn thương rễ C5 và thất bại về dụng cụ. Kết luận: Phẫu thuật cắt rộng cung sau kết hợp cố định cột sống lối sau mang lại hiệu quả điều trị bệnh lý tủy cổ do thoái hóa đa tầng trong việc phục hồi chức năng thần kinh, khôi phục lại độ cong của cột sống cổ, giảm tỷ lệ các triệu chứng trục và tổn thương rễ C5.
Bài viết nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy logit với dữ liệu thời điểm gồm 2649 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có các yếu tố quy mô doanh nghiệp, sự kiểm tra của cơ quan chức năng, chứng nhận chất lượng quốc tế, xuất khẩu, đổi mới sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật từ chính phủ ảnh hưởng tích cực đến đến việc đổi mới công nghệ, trong khi đó thì yếu tố chi phí phi chính thức ảnh hưởng tiêu cực đến việc đổi mới công nghệ. Từ kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị được đưa ra nhằm gia tăng việc đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cố định C1C2 theo kỹ thuật của tác giả Harms tại Khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 21 bệnh nhân cố định C1C2 theo phương pháp của tác giả Harms, được nghiên cứu hồi cứu về các chỉ số dịch tễ, tình trạng lâm sàng bằng thang điểm Nurick, phương pháp phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, biến chứng trong mổ và sau mổ. Kết quả theo dõi xa về lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính sau 12 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 46,19 tuổi, thời gian phẫu thuật trung bình là 128 phút, thời gian theo dõi trung bình 32,81 tháng. Không có biến chứng thần kinh mạch máu xảy ra. 100% bệnh nhân có can xương khi kiểm tra ở thời điểm theo dõi cuối cùng. Các bệnh nhân có tổn thương thần kinh trước mổ đều hồi phục tốt. Kết luận: Phẫu thuật cố định C1C2 theo kỹ thuật của tác giả Harms là một kỹ thuật an toàn, có tỷ lệ liền xương cao. Được khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên cho các trường hợp mất vững cột sống C1C2.
Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của đổi mới đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh (TP HCM). Đổi mới được đại diện bởi ba nhân tố là đổi mới sản phẩm (3 biến quan sát), đổi mới công nghệ (8 biến quan sát) và đổi mới tổ chức (6 biến quan sát). Kết quả hoạt động được đo lường bằng hai biến quan sát là doanh thu và lợi nhuận. Phương pháp hồi quy OLS được sử dụng với dữ liệu được thu thập từ 806 DN trong 4 ngành công nghiệp tại TP HCM. Kết quả ước lượng cho thấy, đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của DN. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các DN trong lĩnh vực công nghiệp tại TP HCM.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh nhân máu tụ dưới màng cứng mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 06 năm 2021. Kết quả: Độ tuổi trung bình 67,5 năm, tỷ lệ nam/nữ: 5/1, 49% số bệnh nhân có liên quan đến chấn thương sọ não trước đó, triệu chứng đau đầu là thường gặp (chiếm 74,5%), sau đó đến thay đổi tính cách chiếm 50%, rối loạn trí nhớ chiếm 39,2%, liệt nửa người chiếm 23,9%; Nhóm bệnh nhân có dấu hiện liệt nửa người có độ dày lớp máu tụ và đè đẩy đường giữa cao hơn nhóm không liệt nửa người (với p<0,05); điểm Glasgow lúc vào viện ≥ 13 chiếm 73,5%. Máu tụ ở một bên chiếm 82,4%. Hình ảnh cắt lớp vi tính của máu tụ dưới màng cứng mạn tính chủ yếu là đồng tỷ trọng chiếm 49,0%, sau đó đến giảm tỷ trọng (24,5%), tăng tỷ trọng (22,6%) và tỷ trọng hỗn hợp chiếm (3,9%). Biến chứng chính của kỹ thuật phẫu thuật dẫn lưu máu tụ bằng khoan lỗ là tràn khí nội sọ chiếm 7,8%, máu tụ dưới màng cứng tồn lưu chiếm 4,9%. Sau 3 tháng tỉ lệ phục hồi tốt và khá tốt (GOS: 4 - 5 điểm) chiếm 93,7%. Kết luận: Máu tụ dưới màng cứng mạn tính là một bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Ngoại thần kinh. Phẫu thuật dẫn lưu máu tụ bằng kỹ thuật khoan 1 lỗ là phương pháp an toàn, hiệu quả.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.