Mục tiêu: Phân tích các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở sản phụ đến đẻ tại Bệnh viện Phụsản Trung ương.Phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả trên 550 sản phụ đến sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ươngnăm 2020-2021.Kết quả: Nhóm tuổi mẹ dưới 25 có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh (TCSS) cao hơn gấp 5,84 lầnso với nhóm tuổi từ 25-34 (95%CI: 3,21-9,27). Phụ nữ chưa kết hôn có nguy cơ TCSS cao hơn gấp11,32 lần so với người đã kết hôn (95%CI 4,64-20,1). Việc quan tâm tới giới tính của con cũng làmnguy cơ TCSS tăng lên 2,73 lần. Trẻ sinh trước 37 tuần và cân nặng dưới 2500g làm nguy cơ mắcTCSS tăng lên lần lượt là 4,69 lần (95%CI 1,13-19,5) và 2,24 lần (1,05-8,41). Sau sinh, trẻ quấy khócđêm cũng làm nguy cơ TCSS tăng lên 4,42 lần (95%CI 1,6-12,3). Quan hệ giữa 2 vợ chồng khônghòa thuận cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ TCSS.Kết luận: Tuổi mẹ không trong độ tuổi sinh đẻ, độc thân và mẹ làm nghề nông là các yếu tố cá nhânlàm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Trẻ nhẹ cân (<2500g) hoặc đẻ non (trước 37 tuần) hoặc tìnhtrạng trẻ không tốt cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người mẹ. Quan hệ của 2 vợ chồng trong giaiđoạn sinh đẻ cũng là một yếu tố quan trọng gây ra trầm cảm cho người phụ nữ sau sinh.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc gây chuyển dạ bằng oxytocin trên những thai phụ ối vỡ non tạiBệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tảtrên 150 thai phụ ối vỡ non trong thời gian từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022 tại Bệnh việnPhụ sản Trung ương. Kết quả: Tuổi thai từ 37-41 tuần chiếm tỷ lệ 83,3%, tuổi thai từ 28-31 tuầnchiếm tỷ lệ 1,3%. Chiều dài cổ tử cung lúc vào viện trên 25mm chiềm 64% sau khi khởi phát chuyểndạ là 18,7%. Sau khi gây chuyển dạ bằng oxytocin thì tỷ lệ đẻ thường là 69,3% và mổ đẻ là 30,7%.Tỷ lệ thành công mức 3 là 69,3% và thất bại là 14%. Tỷ lệ nhiễm trùng ối là 3,3% và nhiễm trùng sơsinh là 2,7%. Kết luận: Gây chuyển dạ bằng oxytocin rất có hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu tạiBệnh viện Phụ sản Trung ương với tỷ lệ nhiễm khuẩn ối và nhiễm trùng sơ sinh rất thấp. Tuy nhiên,việc theo dõi dấu hiệu nhiễm khuẩn ối và nhiễm khuẩn sơ sinh cần phải được quan tâm hơn để giảmtỷ lệ bệnh tật và tử vong sau sinh.
Mục tiêu: Mô tả điều trị phẫu thuật các trường hợp chửa sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Phương pháp: Tiến cứu mô tả. Kết quả: Các trường hợp mổ mở lấy khối chửa bảo tồn tử cung chiếm tỷ lệ là 83,1%, mổ cắt tử cung bán phần là 13,5%, mổ nội soi lấy khối chửa chiếm 3,4%. Nguyên nhân chuyển phương pháp nhiều nhất là chảy máu có 23 trường hợp. Có 14 trường hợp có tai biến chảy máu chiếm 23,7%. Kết luận: Phẫu thuật các trường hợp chửa sẹo mổ lấy thai chủ yếu là mổ lấy khối chửa bảo tồn tử cung.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả xử trí thai nghén các sản phụtiền sản giật.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu tiến hành từ 1/2019 đến 12/2021trên 316 bệnh nhân được chẩn đoán là tiền sản giật, tiền sản giật nặng và sản giật tại Bệnh viện Phụsản Trung ương.Kết quả: Tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng gặp nhiều nhất độ tuổi mẹ từ 20-34 tuổi (62,97%),chủ yếu rơi vào nhóm đẻ non muộn có tuổi thai từ 33-36 tuần (44,7% và 48,1%). Tăng huyết áp vàphù gặp hầu hết bệnh nhân. Bệnh nhân có protein niệu dương tính (94,3%), 10,4% bệnh nhân cóure huyết thanh> 6,6 mmol/l; 7,6% có creatinin huyết thanh > 106 µmol/l; 51,6% có acid uric > 400µmol/l; 16,5% có GOT/GPT > 70 IU/l. Thai phụ có tiểu cầu <100 G/L chiếm 10,4%, thai phụ proteinmáu giảm <60 g/l chiếm 38%, albumin < 25 g/l chiếm 23,4%. Đình chỉ thai chủ yếu là mổ đẻ (95,4%)có 146/295 trường hợp có biến chứng mẹ, 186/295 sơ sinh có Apgar 1 phút <7 điểm (63,1%). Đìnhchỉ thai nghén bằng khởi phát chuyển dạ có 7/21 trường hợp có biến chứng mẹ, 11/21 trường hợp sơsinh có Apgar 1 phút <7 điểm (52,4%).Kết luận: Tiền sản giật xảy ra phần lớn ở nhóm tuổi thai từ 33-36 tuần. Biến chứng với mẹ và thailà rất nặng nề.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp chửa sẹo mổ lấy thai được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Phương pháp: Tiến cứu mô tả. Kết quả: Triệu chứng ra máu âm đạo chiếm 49,2%, đau bụng với ra máu âm đạo chiếm 22%, triệu chứng băng huyết chiếm 5,1%. Trên siêu âm là khối âm vang hỗn hợp chiếm 42,4%, tuổi thai từ 8 tuần trở lên chiếm 35,6%. Biến chứng chảy máu phải truyền máu nhiều nhất nhóm có nồng độ bhCG trước điều trị < 10.000 mUI/ml chiếm 42,9%, giải phẫu bệnh gai rau thoái hóa chiếm tỷ lệ cao nhất là 69,5%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng là ra máu ít một và siêu âm cho kết quả chính xác chửa sẹo mổ lấy thai.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.