Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm và tỉ lệ nhiễm HBV ở người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang. Xác định HBsAg bằng test nhanh sắc ký miễn dịch và xét nghiệm miễn dịch tự động dịch hóa phát quang. Kết quả và kết luận: tỉ lệ nhiễm HBV bằng test nhanh là 2,7% và tỉ lệ tăng thêm 0,4% khi thực hiện bằng miễn dịch hóa phát quang. Độ tuổi nhiễm HBV có tỉ lệ cao nhất là ở nhóm < 20 tuổi. Tỷ lệ nhiễm HBV ở nhóm đối tượng này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 75,8%. Ngươi nhiễm HBV theo nhóm máu cho thấy chủ yếu là nhóm O chiếm 45,5%, nhóm B chiếm 30,3%.
Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamNgày nhận bài: 14 -1 -2013 Mở đầuCác huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên rất phức tạp, hàng năm phải hứng chịu những tổn thất không nhỏ do tai biến địa chất gây ra; đặc biệt là trượt lở đất (TLĐ) đang có xu hướng ngày một gia tăng cả về quy mô và tần suất xuất hiện, để lại những hậu quả nặng nề cho cuộc sống của người dân. Dân cư phân bố tập trung ở các thị trấn và dọc theo các trục đường giao thông liên huyện, tỉnh. Tai biến địa chất (TBĐC) nói chung, TLĐ nói riêng có nguy cơ gây thiệt hại lớn ở một số địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch phát triển bền vững kinh tế -xã hội (KT-XH) và bảo vệ môi trường. Do vậy, nghiên cứu TBĐC nói chung, TLĐ nói riêng, nghiên cứu đánh giá nguy cơ thiệt hại do TLĐ gây ra là một trong những nội dung quan trọng, làm cơ sở khoa học phục vụ quản lý tai biến, phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do tai biến gây nên.Cho đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi chưa có công trình nào nghiên cứu đánh giá chi tiết nguy cơ thiệt hại do TLĐ gây ra, làm cơ sở cho quản lý tai biến, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ và phát triển bền vững KT-XH. Công trình này trình bày những kết quả nghiên cứu bước đầu về nguy cơ thiệt hại do TLĐ gây ra ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứuCác tài liệu sử dụng để đánh giá nguy cơ thiệt hại do tai biến TLĐ gây ra bao gồm bản đồ nguy cơ tai biến TLĐ (H) và bản đồ khả năng chống chịu tai biến của các đối tượng KT-XH (V). Bản đồ nguy cơ TLĐ các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã được thành lập năm 2013 tỷ lệ 1:50.000 [2]. Các đối tượng chịu tai biến TLĐ ở vùng núi tỉnh Quảng Ngãi biến động rất phức tạp, được đưa vào để đánh giá nguy cơ thiệt hại (R) bao gồm: dân cư, các công trình kinh tế dân sinh, các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện và tài nguyên đất đai. Do có sự biến động của các đối tượng chịu tai biến, nên các tài liệu sử dụng để đánh giá khả năng chịu tai biến TLĐ của các đối tượng KT-XH tính đến tháng 11 năm 2010. Ở vùng núi tỉnh Quảng Ngãi, việc đánh giá dựa trên cơ sở tài liệu quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 20 tháng 11 năm 2010 [5].Để đánh giá nguy cơ thiệt hại do TLĐ gây ra, các phương pháp áp dụng bao gồm: phân tích ảnh viễn thám, khảo sát thực địa, phân tích tổng hợp, phân tích so sánh cặp (AHP của Saaty) [3] và phân tích không gian trong môi trường GIS [7,8]. Bản đồ khả năng chống chịu tai biến của các đối tượng được xây dựng dựa trên phân tích đánh giá vai trò của các đối tượng chịu tai biến trượt lở và được tính theo công thức sau Trong đó: V -là chỉ số khả năng chống chịu tai biến trượt lở của các đối tượng, Wj -là trọng số của các đối tượng thứ j, Xij -là giá trị của lớp thứ i trong đối tượng chịu trượt j.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi tại xã Chí Minh, Tứ Kỳ, Hải Dương năm 2020. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 312 bà mẹ và trẻ dưới 5 tuổi tại xã Chí Minh, Tứ Kỳ, Hải Dương. Kết quả: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chung là 27,9%, trong đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi là cao nhất (17,6%), tiếp đến là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 11,5%, và cuối cùng là suy dinh dưỡng thể gầy còm 8,3%. Có mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ với các yếu tố: cân nặng sơ sinh dưới 2500gr (OR=6,13; 95%CI: 1,27-21,34; p=0,014); trình độ học vấn của bà mẹ (OR=4,86; 95%CI: 1,05-19,14; p=0,039); trẻ có thời điểm cai sữa dưới 18 tháng tuổi (OR=3,62; 95%CI: 1,21-9,46; p=0,022); trẻ không được ăn bổ sung khi tròn 6 tháng tuổi (OR=3,28; 95%CI: 1,09-9,27; p=0,009); trẻ từng bị tiêu chảy (OR=2,65; 95%CI: 1,07-8,22; p=0,042). Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại xã Chí minh, Tứ Kỳ, Hải Dương năm 2020 là tương đối cao. Vì vậy, cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên trách về dinh dưỡng và tăng cường công tác truyền thông đến các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
Rau sống chứa nhiều chất lành mạnh và bổ dưỡng. Tuy nhiên đây cũng có thể là một nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cao cho người ăn nếu rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mô tả thực trạng nhiễm ký sinh trùng trên rau sống và tỉ lệ kiến thức, thực hành đúng về nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên rau sống của 232 người dân trồng rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau sống là 67,2%. Nhiễm trứng giun đũa là 36,2%, nhiễm ấu trùng giun móc/lươn là 51,3%, nhiễm đa bào chung là 60,8%. Tỉ lệ người trồng rau có kiến thức chung ở mức đạt còn thấp (37,1%). Tỉ lệ người trồng rau có thực hành đạt về trồng rau an toàn là 75,0%.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc gây chuyển dạ bằng oxytocin trên những thai phụ ối vỡ non tạiBệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tảtrên 150 thai phụ ối vỡ non trong thời gian từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022 tại Bệnh việnPhụ sản Trung ương. Kết quả: Tuổi thai từ 37-41 tuần chiếm tỷ lệ 83,3%, tuổi thai từ 28-31 tuầnchiếm tỷ lệ 1,3%. Chiều dài cổ tử cung lúc vào viện trên 25mm chiềm 64% sau khi khởi phát chuyểndạ là 18,7%. Sau khi gây chuyển dạ bằng oxytocin thì tỷ lệ đẻ thường là 69,3% và mổ đẻ là 30,7%.Tỷ lệ thành công mức 3 là 69,3% và thất bại là 14%. Tỷ lệ nhiễm trùng ối là 3,3% và nhiễm trùng sơsinh là 2,7%. Kết luận: Gây chuyển dạ bằng oxytocin rất có hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu tạiBệnh viện Phụ sản Trung ương với tỷ lệ nhiễm khuẩn ối và nhiễm trùng sơ sinh rất thấp. Tuy nhiên,việc theo dõi dấu hiệu nhiễm khuẩn ối và nhiễm khuẩn sơ sinh cần phải được quan tâm hơn để giảmtỷ lệ bệnh tật và tử vong sau sinh.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.