Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm và tỉ lệ nhiễm HBV ở người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang. Xác định HBsAg bằng test nhanh sắc ký miễn dịch và xét nghiệm miễn dịch tự động dịch hóa phát quang. Kết quả và kết luận: tỉ lệ nhiễm HBV bằng test nhanh là 2,7% và tỉ lệ tăng thêm 0,4% khi thực hiện bằng miễn dịch hóa phát quang. Độ tuổi nhiễm HBV có tỉ lệ cao nhất là ở nhóm < 20 tuổi. Tỷ lệ nhiễm HBV ở nhóm đối tượng này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 75,8%. Ngươi nhiễm HBV theo nhóm máu cho thấy chủ yếu là nhóm O chiếm 45,5%, nhóm B chiếm 30,3%.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ C-peptide với các biến chứng vi mạch của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021. Đối tượng: 96 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám sức khỏe tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Nồng độ C - Peptide lúc đói trung bình là 0,84 ± 0,37nmol/l. Nồng độ C – Peptide thấp có liên quan đến sự xuất hiện của Microalbumin niệu và tổn thương võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường.
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả phương pháp tạo keo fibrin tự thân cố định mảnh ghép kết mạc trong phẫu thuật mộng nguyên phát. Nghiên cứu can thiệp không đối chứng ở 45 mắt mộng nguyên phát độ II. Lấy máu của bệnh nhân trước phẫu thuật li tâm tách chiết fibrinogen và thrombin. Kết hợp fibrinogen và thrombin tỉ lệ 1:1 tạo keo fibrin dính mảnh ghép. Đánh giá khả năng cố định mảnh ghép, thời gian phẫu thuật, mức độ đau, tái phát sau phẫu thuật. Keo fibrin tự thân cố định được mảnh ghép kết mạc ở 43/45 mắt (95,6%): cố định tốt 3 cạnh mảnh ghép ở 32/45 mắt (71,11%), bong mảnh ghép ở 2 mắt (4,4%). Sau phẫu thuật 1 ngày bệnh nhân đau ở mức độ trung bình (86%). Thời gian phẫu thuật trung bình 28,5 ± 2,7 phút. Kết quả phẫu thuật đánh giá sau 03 tháng đạt tốt ở 86%. Sau 10 tháng theo dõi chưa gặp tái phát. Keo dán fibrin tự thân là một lựa chọn có triển vọng trong cố định mảnh ghép kết mạc, dễ thực hiện, an toàn và có hiệu quả.
Nghiên cứu này nhằm khảo sát tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh suy thận mạn điều trị nội trú chưa lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Thiết kế mô tả cắt ngang trên 138 người bệnh và kết hợp phỏng vấn sâu có chủ đích 02 bác sỹ, 08 người bệnh. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn đánh giá theo phương pháp SGA ở nhóm đối tượng này là 76,1%, kết quả này là khá cao và cao hơn nhiều so với đánh giá bằng các phương pháp chỉ số khối cơ thể (tỷ lệ suy dinh dưỡng 34,0%) và theo chỉ số xét nghiệm Albumin huyết thanh (tỷ lệ suy dinh dưỡng 48,6%). Những người bệnh trên 60 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 3,29 lần những người dưới 60 tuổi. Nhóm người có thời gian mắc bệnh từ 2 năm trở lên có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn gấp 3,68 lần ở nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 2 năm (p < 0,05). Những người bệnh có thực hành dinh dưỡng không đạt có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 4,83 lần người bệnh thực hành đạt về dinh dưỡng. Tuy nhiên kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người bệnh trong nghiên cứu được chỉ ra còn hạn chế cần được cải thiện đặc biệt truyền thông về thực hành dinh dưỡng cần đảm bảo tính trực quan. Người bệnh không được nhân viên y tế tư vấn về chế độ ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn gấp 4 lần người bệnh được nhân viên y tế tư vấn về chế độ ăn. Người nhà người bệnh được chỉ ra có ảnh hưởng lớn đến thực hành dinh dưỡng của người bệnh (theo hướng động viên nhắc nhở người bệnh tuân thủ và chuẩn bị chế độ ăn đúng). Các can thiệp truyền thông về dinh dưỡng cần quan tâm đến đối tượng này.
Nghiên cứu cắt ngang trên 255 người bệnh đái tháo đường type 2 từ 20 - 70 tuổi điều trị tại Khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng bình thường theo BMI là 62,0%; thừa cân, béo phì (TC, BP) là 33,3%; thiếu năng lượng trường diễn là 4,7%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): nhóm tập thể dục không đạt so với khuyến nghị có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,46 (95%CI: 1,4 - 4,2) lần so với nhóm tập thể dục đạt; nhóm có tốc độ ăn chậm có nguy cơ bị thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,12 (95%CI: 0,2 - 0,9) lần so với nhóm ăn nhanh; nhóm có mức độ ăn hơi đói có nguy cơ thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,32 (95%CI: 0,1 - 0,7) lần so với nhóm có mức độ ăn no; Khẩu phần dư thừa năng lượng; Tỷ lệ protein khẩu phần > 20%; tỷ lệ lipid trong khẩu phần > 30% và lượng cholesterol khẩu phần ≥ 300 mg là yếu tố nguy cơ dẫn đến thừa cân, béo phì.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.