Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị suy tim ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. 136 trẻ được chẩn đoán suy tim dựa theo tiêu chuẩn Ross sửa đổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 10 năm 2019. Kết quả: Tỉ lệ tử vong chiếm 12,5%, tiến triển tốt chiếm 79,3% và tiến triển xấu là 20,7%. Trong nhóm tử vong, viêm cơ tim và cơ tim giãn chiếm tỷ lệ cao nhất (64,7% và 29,4%) và thấp nhất là tim bẩm sinh (5,9%). Chức năng tim, tình trạng suy tim và nồng độ NT-ProBNP huyết tương đều cải thiện khi bệnh nhân ra viện (p<0,05). Kết luận: Tỉ lệ tử vong chủ yếu gặp ở nhóm viêm cơ tim và bệnh cơ tim giãn. Tình trạng suy tim, chức năng tim và nồng độ NT-ProBNP huyết tương đều cải thiện khi bệnh nhân ra viện.
Haemophilus influenzae là một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ởtrẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: nhằm xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tinh khángkháng sinh của Haemophilus influenzae ở trẻ viêm phổi. Nghiên cứu mô tả 151 bệnh nhân từ1 tháng -15 tuổi mắc viêm phổi được chân đoán bằng X-quang và có kết quả nuôi cấy dịch tỵhầu dương tinh với Haemophilus influenzae.Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất nhóm tuổi từ 1 tháng - 1 tuổi là 50,3 (76/151); nam/nữ =1,9/1; sốt 44,4% (67/151); ho 98,7% (149/151); khò khe 70,9% (107); thở nhanh46,4%(70/151); suy hô hấp 15,2% (23/151); ran ở phổi 83,4% (126/151); mờ rốn phổi 64,2%(97/151) và mờ lan toả 2 bên phế trường 17,2% (26/151); tăng bạch cầu 33,1%(50/151) ;tăng CRP 68,9% (104/151); Tỷ lệ kháng kháng sinh: Ampicillin 92,1(139/151), Amoxicillin92,7% (140/151), Amoxicilin/A.Clavunanic 39,7% (60/151) , Cefaclor 84,4% (124/151),Cefuroxime 80,1% (121/151), Co-trimoxazol 94,7% (143/151), Meropenem 0%(0/151);không nhạy cảm với Cefixime 71,9% (105/151), Azithromycin 54,4% (82/151), Ceftriaxone1,3% (2/151), Ciprofloxacin 4,6% (7/151).Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng khó phân biệt với viêm phổi do căn nguyên khác.Tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm β-lactam cao.
Dị dạng đường thở và phổi bẩm sinh -CPAM là dị dạng hiếm gặp, tuy nhiên lại là dị dạng hay gặp nhất trong số các dị dạng phổi bẩm sinh. Đối tượng: tất cả những bệnh nhân nhập viện khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương được chẩn đoán Dị dạng đường thở và phổi bẩm sinh trong thời gian 2014 -2019. Mục tiêu: đánh giá tỷ lệ và vị trí tổn thương của các týp của Dị dạng đường thở và phổi bẩm sinh đồng thời tìm hiểu mối liên quan giữa kích thước các nang và týp của nó. Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu. Kết quả: Trong 6 năm có tất cả 79 ca CPAM. Týp I (41ca) với tỷ lệ 51,90%, týp II (32ca) tỷ lệ gặp là 40,50%, trong đó có 4 ca là phổi biệt lập kết hợp với CPAM typ II. Tiếp đó là týp IV với 6 trường hợp (7,60%) Không phát hiện được trường hợp nào tp 0 và týp III. Tất cả các trường hợp đều chỉ xảy ra ở một bên phổi, thường ở thùy dưới và có ưu thế nhẹ ở bên phải, với tỷ lệ 1,27:1. Các nang týp I nhìn chung có kích thước lớn; các nang có kích thước trên 2.5cm thường là týp I
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.